Nếu bạn là tài xế thì nên nắm rõ những quy định về xe quá khổ để đảm bảo an toàn giao thông và biết rõ những mức xử phạt đúng theo quy định. Việc cập nhật này là hết sức cần thiết cho công việc vận chuyển hàng hóa. Hiểu được những mong muốn ấy nên bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những quy định về xe quá khổ tại Việt Nam cho bạn tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Xe quá khổ là gì?
Theo Điều 9 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, sửa đổi khỏa 1 Điều 7 Thông tư 35/2023/TT-BGTVT xe quá khổ giới hạn là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có một trong các kích thước bao ngoài kể cả hàng hóa xếp trên xe (nếu có) vượt quá kích thước tối đa cho phép của các phương tiện khi tham gia giao thông trên đường bộ, cụ thể như sau:
– Chiều dài vượt quá trị số ghi trên biển báo hiệu “Hạn chế chiều dài xe” hoặc biển báo hiệu “Hạn chế chiều dài xe cơ giới kéo theo rơ-moóc hoặc sơ-mi- rơ-moóc” tại nơi có một trong hai loại biển báo hiệu này;
– Chiều dài lớn hơn 20 mét hoặc lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe tại nơi không có cả hai loại biển báo hiệu quy định tại điểm a khoản này;
– Chiều rộng vượt quá trị số ghi trên biển báo hiệu “Hạn chế chiều ngang xe” tại nơi có loại biển báo hiệu này;
– Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét tại nơi không có loại biển báo hiệu quy định tại điểm c khoản này;
– Chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên vượt quá trị số ghi trên biển báo hiệu “Hạn chế chiều cao” tại nơi có loại biển báo hiệu này;
– Chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên lớn hơn 4,2 mét, đối với xe chở container lớn hơn 4,35m mét tại nơi không có loại biển báo hiệu quy định tại điểm đ khoản này.
Đối với xe máy chuyên dùng có kích thước bao ngoài vượt quá kích thước tối đa cho phép như quy định trên khi tham gia giao thông trên đường bộ được coi là xe quá khổ giới hạn.
Tổ chức, cá nhân là chủ phương tiện, người vận tải, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện chỉ được lưu hành xe quá khổ giới hạn trên đường bộ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
– Có Giấy phép lưu hành xe quá khổ giới hạn do cơ quan có thẩm quyền cấp;
– Tuân thủ các quy định được ghi trong Giấy phép lưu hành xe.
2. Quy định về xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn lưu hành trên đường bộ:
Xe quá tải trọng là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ. Việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ phải theo các quy định về tổng trọng lượng của xe, tải trọng trục xe, chiều cao, chiều rộng, chiều dài xếp hàng hóa được phép của xe quy định pháp luật giao thông đường bộ và không vượt quá khối lượng hàng hóa được phép chuyên chở ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
Hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn và không gây cản trở cho việc điều khiển xe, bảo đảm an toàn giao thông khi tham gia giao thông trên đường bộ. Xe chở hàng hóa vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe không được phép lưu hành trên đường bộ.
Pháp luật giao thông đường bộ là một lĩnh vực pháp luật đặc thù. Các quy định của pháp luật giao thông đường bộ thay đổi liên tục, các mức xử phạt áp dụng cho các trường hợp lỗi vi phạm cũng được thay đổi liên tục. Dưới đây là tóm lược cơ bản nhất của chúng tôi về mức xử phạt đối với lỗi chở hàng quá tải theo quy định của pháp luật giao thông đường bộ Việt Nam.
Theo Điều 11 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, sửa đổi, bổ sung bởi Khỏa 8 Điều 1 ửa đổi khỏa 1 Điều 7 Thông tư 35/2023/TT-BGTVT quy định về việc Lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ như sau
1. Việc lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ phải bảo đảm an toàn giao thông và an toàn cho công trình đường bộ.
2. Tổ chức, cá nhân là chủ phương tiện, người vận tải, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện khi lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ phải thực hiện các quy định sau:
a) Có Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Tuân thủ các quy định được ghi trong Giấy phép lưu hành xe.
d) Hàng hóa xếp trên xe phải được kê, chèn, chằng buộc chắc chắn hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ
3. Xe chở hàng hóa vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe không được phép lưu hành trên đường bộ.
4. Khi lưu hành xe vận chuyển từ 02 (hai) đơn nguyên hàng trở lên phải thực hiện các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này và phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Hàng hóa được vận chuyển là hàng không thể tháo rời có một hoặc hai kích thước bao ngoài là hàng siêu trường, hàng không thể tháo rời sau khi được xếp lên phương tiện vận chuyển mà có kích thước bao ngoài về chiều dài của xe (kể cả hàng hóa xếp trên xe) lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe, xe ô tô, xe máy chuyên dùng;
b) Tổng trọng lượng và tải trọng trục của xe không vượt quá tải trọng của đường bộ;
c) Khi xếp từ 02 (hai) đơn nguyên hàng trở lên theo chiều cao thùng xe thì chiều cao xếp hàng phải bảo đảm quy định tại Điều 18 Thông tư này;
d) Khi xếp từ 02 (hai) đơn nguyên hàng trở lên theo chiều dài thùng xe, phải bảo đảm không vượt quá phạm vi chiều dài thùng xe và không vượt quá 20,0 mét (kể từ điểm ngoài cùng phía trước của phần đầu xe đến điểm cuối cùng phía sau của hàng hóa xếp trên xe);
đ) Khi xếp từ 02 (hai) đơn nguyên hàng trở lên theo chiều rộng thùng xe, phải bảo đảm không vượt quá phạm vi chiều rộng thùng xe và kích thước bao ngoài theo chiều rộng của toàn bộ hàng không vượt quá 2,5 mét.”.
3. Lập biên bản vi phạm hành chính :
Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 của
Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.
Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.
Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản.
Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản. Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
4. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính:
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ bao gồm:
Các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định tại các Điều 75, 76 và 77 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ tuần kiểm có quyền lập biên bản đối với các hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; lấn chiếm, sử dụng trái phép đất của đường bộ và hành lang an toàn giao thông đường bộ;
Công an viên có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi quản lý của địa phương;
Công chức thuộc Thanh tra Sở Giao thông vận tải đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của Thanh tra Sở Giao thông vận tải;
Công chức, viên chức thuộc Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1, Khoản 3, Khoản 5 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP này khi xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của cảng vụ.
5. Về thẩm quyền xử phạt xe quá tải:
Để tăng cường kiểm soát xe quá tải ngay tại đầu nguồn hàng, bổ sung phân định thẩm quyền xử phạt cho Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt, hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi “xếp hàng hóa lên mỗi xe ô tô vượt quá trọng tải cho phép chở của xe”; đồng thời bổ sung quy định về thẩm quyền xử phạt của từng chức danh thuộc các lực lượng này.
Trạm kiểm tra tải trọng xe là nơi cơ quan quản lý đường bộ thực hiện việc thu thập, phân tích, đánh giá tác động của tải trọng xe, khổ giới hạn xe đến an toàn đường bộ; kiểm tra, xử lý vi phạm đối với xe quá khổ giới hạn, quá tải trọng cho phép của đường bộ và xe bánh xích lưu hành trên đường bộ, được xây dựng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể thẩm quyền quy định tại Điều 74,75,76,77 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
6. Mức xử phạt mới nhất đối với xe chở hàng quá khổ:
Luật Dương Gia cung cấp số liệu mới nhất có hiệu lực từ năm 2020 và so sánh với văn bản cũ là nghị định số 46/2016/NĐ-CP
Hành vi chở hàng vượt trọng tải theo Giấy CNKĐ | Xử phạt lái xe (Điều 24) | Xử phạt chủ phương tiện (Điều 30) | ||
Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bới Nghị định 123/2021/NĐ-CP | Nghị định 46/2016/NĐ-CP | Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP | Nghị định số 46/2016/NĐ-CP | |
Quá tải 10-30% | từ 800 – 1 triệu (Điểm a Khoản 2) | từ 800 – 1 triệu (Điểm a Khoản 2) | Cá nhân: 2-4 triệu Tổ chức: 4-8 triệu (Điểm h Khoản 7 Điều 30) | Cá nhân: 2-4 triệu Tổ chức: 4-8 triệu (Điểm h Khoản 7 Điều 30) |
Quá tải 30-40% | từ 800 – 1 triệu (Điểm a Khoản 5) | 3- 5 triệu (Điểm a Khoản 5) Tước Giấy phép lái xe 1 – 3 tháng | Cá nhân: 2-4 triệuTổ chức: 4-8 triệu (Điểm d Khoản 8 Điều 30) | Cá nhân: 6-8 triệu Tổ chức: 12-16 triệu (Điểm d Khoản 8 Điều 30) |
Quá tải 40%-50% | 3- 5 triệu (K5)Tước Giấy phép lái xe 1 tháng | 3- 5 triệu (aK5)Tước Giấy phép lái xe 1-3 tháng | Cá nhân: 12-14 triệu Tổ chức: 24-28 triệu (Điểm d Khoản 9 Điều 30) | Cá nhân: 6-8 triệu Tổ chức: 12-16 triệu (Điểm d Khoản 9 Điều 30) |
Quá tải 50%-60% | 3- 5 triệu (K6)Tước Giấy phép lái xe 1 tháng | 5-7 triệu (K6)Tước Giấy phép lái xe 1-3 tháng | Cá nhân: 12-14 triệu Tổ chức: 24-28 triệu (Điểm a Khoản 10 Điều 30) | Cá nhân: 14-16 triệu Tổ chức: 28-32 triệu (Điểm a Khoản 10 Điều 30) |
Quá tải 60-100% | 5-7 triệu (K6)Tước Giấy phép lái xe 2 tháng | 5-7 triệu (K6)Tước Giấy phép lái xe 1-3 tháng | Cá nhân: 14 – 16 triệu Tổ chức: 28 – 32 triệu | Cá nhân: 14-16 triệu Tổ chức: 28-32 triệu (aK10Đ30) |
Quá tải 100-150% | 7-8 triệu (K7)Tước Giấy phép lái xe 03 tháng | 7-8 triệu (K7)Tước Giấy phép lái xe 2-4 tháng | Cá nhân: 16 – 18 triệu Tổ chức: 32 – 36 triệu (Khoản 11) | Cá nhân: 16-18triệu Tổ chức: 32 – 36 triệu (Khoản 11) |
Quá tải trên 150% | 10-12 triệu (K8)Tước Giấy phép lái xe 03 tháng | 8-12 triệu (K8)Tước Giấy phép lái xe 3-5 tháng | Cá nhân: 16 – 18 triệu Tổ chức: 32 – 36 triệu (Khoản 11) | Cá nhân: 18-20 triệu Tổ chức: 36 – 40 triệu (Khoản 11) |
Như vậy có thể thấy quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung nghị định 123/2021/Đ-CP đã có mức xử phạt nghiêm khắc hơn so với luật cũ để tăng tính răn đe đối với với điều khiển, chủ phương tiện giao thông.
Xử phạt vi chở hàng hoá quá trọng tải là việc cán bộ cảnh sát giao thông có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với người điều khiển xe, tổ chức sở hữu xe thực hiện hành vi vi giao thông theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Tải trọng của đường bộ là khả năng chịu tải khai thác của cầu và đường để bảo đảm tuổi thọ công trình theo thiết kế.