Xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải phải bảo đảm các yêu cầu gì? Thủ tục xin cấp phù hiệu cho xe tải.
Xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải phải bảo đảm các yêu cầu gì? Thủ tục xin cấp phù hiệu cho xe tải.
Tóm tắt câu hỏi:
công ty tôi là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài chuyên sản xuất dồ chơi trẻ em. Hiện công ty tôi có mua 1 xe tải 8 tấn để vận chuyển hàng đến cảng phục vụ sản xuất. Ngày 2/7/2016 xe bị lập biên bản vi phạm hành chính vì không lắp phù hiệu theo Nghị định 86/2014/NĐ-CP. Vậy tôi muốn hỏi là công ty tôi chỉ có 1 xe tải và mục đích là để phục vụ sản xuất thì có thuộc diện phải lắp phù hiệu không? trong tờ đăng kiểm xe thì có tích vào phần kinh doanh vận tải. xin chân thành cảm ơn. ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ Khoản 3, Khoản 4, Điều 11, Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định về việc gắn phù hiệu đối với các loại xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải phải gắn phù hiệu như sau:
“3. Xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe taxi, xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe chở công – ten – nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa phải được gắn phù hiệu; xe ô tô vận tải hàng hóa phải được gắn phù hiệu; xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch phải được gắn biển hiệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
b) Xe ô tô phải được bảo dưỡng, sửa chữa và có sổ ghi chép theo dõi quá trình hoạt động theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
c) Trên xe phải được niêm yết đầy đủ các thông tin theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể về màu sơn của xe taxi trong phạm vi địa phương mình.
4. Đối với những loại xe chưa được gắn phù hiệu trước khi Nghị định này có hiệu lực thì việc gắn phù hiệu được thực hiện theo lộ trình sau đây:
a) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe buýt, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;
b) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;
c) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;
d) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;
đ) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Và Căn cứ Điều 3, Nghị định 86/2014/NĐ-CP thì Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.
– Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước phí vận tải trực tiếp từ khách hàng.
– Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó
Như vậy, xe tải 8 tấn để vận chuyển hàng đến cảng phục vụ sản xuất nội bộ của công ty chở hàng ra bến cảng anh là thuộc loại kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp. Và công ty anh phải đăng kí phù hiệu cho xe tải trước ngày 01 tháng 7 năm 2016.