Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải. Vậy xe kinh doanh vận tải không lắp camera, bị xử phạt không?
Mục lục bài viết
1. Xe kinh doanh vận tải không lắp camera, bị xử phạt không?
Khoản 2 Điều 13 Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 47/2022/NĐ-CP có quy định thời gian trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách mà xe có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ những hình ảnh trên xe (bao gồm có cả lái xe và cửa lên xuống của xe) ở trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh ở camera được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cho cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
– Tối thiểu là 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;
– Tối thiểu là 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.
Khoản 2 Điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 47/2022/NĐ-CP có quy định thời gian trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, bằng xe đầu kéo phải thực hiện việc lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe ở trong quá trình xe có tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh của camera được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cung cấp cho cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
– Tối thiểu là 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;
– Tối thiểu là 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.
Thêm nữa, căn cứ theo Nghị định 47/2022/NĐ-CP thì kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2022 những đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải sẽ thuộc đối tượng phải lắp camera theo quy định của pháp luật, khi có tham gia kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cơ quan chức năng cấp phù hiệu, biển hiệu. Thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera phải đáp ứng được đầy đủ các quy định của pháp luật.
Như vậy, hiện nay xe kinh doanh vận tải phải bắt buộc phải lắp camera đảm bảo việc ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe có tham gia giao thông. Nếu từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách mà có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên và xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, bằng xe đầu kéo không thực hiện việc lắp camera đảm bảo việc ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe có tham gia giao thông thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, do dịch bệnh covid 19 nên Chính phủ đã ra quyết định lùi lại thời điểm xử phạt lỗi không lắp camera hành trình đối với những loại xe trên đến hết ngày 31/12/2021, nội dung này được thể hiện qua Nghị quyết số 66/NQ-CP năm 2021. Theo đó, kể từ ngày ngày 01/01/2022 nếu xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách mà có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên và xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, bằng xe đầu kéo không thực hiện việc lắp camera sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Xử phạt xe kinh doanh vận tải không lắp camera:
Như đã phân tích ở mục trên, kể từ ngày ngày 01/01/2022 nếu xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách mà có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên và xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, bằng xe đầu kéo không thực hiện việc lắp camera sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Xử phạt xe kinh doanh vận tải không lắp camera như sau:
– Căn cứ điểm p khoản 5 Điều 23
– Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa không thực hiện việc lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera) hoặc là có thực hiện việc lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được những hình ảnh của người lái xe ở trong quá trình điều khiển xe tham gia giao thông theo đúng quy định hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật, sử dụng các trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để làm sai lệch dữ liệu của camera lắp trên xe ô tô.
– Căn cứ điểm o khoản 6 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định có quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức có kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải mà sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải không thực hiện việc lắp camera theo quy định của pháp luật (đối với loại xe có quy định phải lắp camera) hoặc có thực hiện việc lắp camera nhưng không ghi được, không lưu trữ được những hình ảnh trên xe (bao gồm, cả lái xe và ở cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe có tham gia giao thông theo quy định của pháp luật hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật, sử dụng những trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác làm sai lệch dữ liệu của camera lắp trên xe ô tô.
Như vậy, hành vi không lắp camera ở xe kinh doanh vận tải sẽ bị xử phạt cụ thể như sau:
– Đối với người điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên: phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
– Đối với tổ chức kinh doanh vận tải:
+ Cá nhân: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
+ Tổ chức: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.
3. Các yêu cầu về camera đối với xe kinh doanh vận tải:
Căn cứ khoản 5 Điều 34 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 47/2022/NĐ-CP quy định đơn vị kinh doanh vận tải hành khách sử dụng xe ô tô có sức chứa từ 09 chỗ (bao gồm cả người lái xe) trở lên, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, bằng xe đầu kéo phải lắp camera và đảm bảo các yêu cầu sau:
– Ghi, lưu trữ hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều 13, khoản 2 Điều 14 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 47/2022/NĐ-CP;
–Hình ảnh từ camera lắp ở trên xe phải được truyền với tần suất truyền từ 12 đến 20 lần/giờ (nó tương đương từ 3 đến 5 phút/lần truyền dữ liệu) về cho đơn vị kinh doanh vận tải và truyền về đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo các quy định của Bộ Giao thông vận tải, lưu trữ trong thời gian tối thiểu là 72 giờ gần nhất; các dữ liệu hình ảnh phải được cung cấp kịp thời và chính xác, không được chỉnh sửa hoặc làm sai lệch trước, trong và sau khi truyền;
– Thực hiện duy trì hoạt động của camera để đảm bảo việc ghi, lưu trữ hình ảnh liên tục, không làm gián đoạn theo quy định;
– Cung cấp tài khoản truy cập vào máy chủ cho cơ quan Công an, cho ngành giao thông vận tải để phục vụ trong công tác quản lý nhà nước, kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
– Tuân thủ các quy định về an toàn thông tin đối với các thông tin dữ liệu của hành khách theo quy định pháp luật.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 47/2022/NĐ-CP;
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.