Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về nghĩa vụ sang tên phương tiện khi thực hiện thủ tục mua bán, tặng cho ... tuy nhiên nhiều người vẫn không tuân thủ, sử dụng phương tiện không chính chủ tham gia giao thông đường bộ. Vậy xe không chính chủ bị cảnh sát giao thông tạm giữ thì lấy ra như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xe không chính chủ bị CSGT tạm giữ, lấy ra thế nào?
Ô tô, xe máy là một trong những loại tài sản bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. Việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản là ô tô, xe máy dựa trên cơ sở mua bán, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho. Theo quy định của pháp luật hiện nay, trong khoảng thời gian 30 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày làm giấy tờ, chứng từ chuyển nhượng quyền sở hữu phương tiện, tổ chức hoặc cá nhân nhận chuyển nhượng bắt buộc phải đến cơ quan đăng ký phương tiện để thực hiện thủ tục đăng ký sang tên phương tiện đó. Đồng nghĩa với việc, khi điều khiển phương tiện vận chuyển quyền từ các chủ thể khác thì trong vòng 30 ngày cần phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, cần phải có trách nhiệm đến cơ quan đăng ký phương tiện để tiến hành thủ tục đăng ký sang tên. Sau khoảng thời gian 30 ngày tuy nhiên không thực hiện thủ tục đăng ký sang tên theo quy định của pháp luật, lái xe sẽ bị xử phạt về việc sử dụng phương tiện không chính phủ.
Trên thực tế hiện nay, sử dụng phương tiện không chính chủ khi bị cảnh sát giao thông tạm giữ rất khó để có thể chứng minh quyền sở hữu của mình đối với phương tiện đó. Vì vậy, trong trường hợp phương tiện không chính chủ bị cảnh sát giao thông tạm giữ, để có thể lấy phương tiện đó ra thì cần phải thực hiện theo hướng dẫn như sau:
– Nộp phạt với lỗi không chính chủ căn cứ theo quy định tại
– Đưa biên lai về nộp lại cho cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt;
– Cung cấp các loại giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu phương tiện, lái xe cần phải xuất trình một trong những loại giấy tờ như sau:
+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu phương tiện/hợp đồng mua bán;
+ Đăng ký xe được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Các loại giấy tờ và tài liệu khác có liên quan.
Trong trường hợp lái xe không xuất trình được các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp phương tiện, phương tiện đó sẽ được tạm giữ để điều tra đối với trường hợp có dấu hiệu của hành vi phạm tội. Trong trường hợp hợp đồng mua bán phương tiện đã bị thất lạc thì lái xe cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ liên hệ với người chủ sở hữu phương tiện đó, để xác lập việc mua bán phương tiện là hoàn toàn hợp pháp. Khi đó, mới đầy đủ căn cứ và cơ sở chứng minh lái xe là người chủ hiện tại. Sau đó, cần phải ngay lập tức thực hiện thủ tục sang tên đổi chủ đối với phương tiện đó.
2. Mức xử phạt lỗi xe không chính chủ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, có quy định cụ thể về lỗi xe không chính chủ. Theo đó, lỗi xe không chính chủ cũng là một trong những căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ. Lỗi xe không chính chủ là thuật ngữ mà người dân hay gọi để chỉ lỗi không thực hiện thủ tục đăng ký sang tên theo quy định của pháp luật khi mua bán, tặng cho, nhận thừa kế là tài sản xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự khác.
Căn cứ theo quy định tại Điều 80 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, có quy định cụ thể về trình tự và thủ tục xử phạt đối với phương tiện, người điều khiển phương tiện khi vi phạm quy định liên quan đến an toàn giao thông đường bộ và an toàn giao thông đường sắt. Theo đó, việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 30 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP (với lỗi xe không chính chủ) sẽ chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông và công tác đăng ký xe. Như vậy, người dân sẽ chỉ bị phạt lỗi xe không chính chủ khi phát hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông vật thông qua công tác đăng ký xe. Còn khi cảnh sát giao thông dừng xe để kiểm tra các loại giấy tờ hành chính thông thường, xử phạt lỗi giao thông thì người dân sẽ không bị kiểm tra về lỗi xe không chính chủ.
Mức xử phạt lỗi xe không chính chủ cũng là một trong những vấn đề quan trọng. Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 30 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức xử phạt lỗi xe không chính chủ đối với xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe ô tô được quy định như sau:
– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng nếu chủ xe là cá nhân;
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng nếu chủ xe là tổ chức.
Bên cạnh đó, mức phạt lỗi phương tiện không chính chủ đối với xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại phương tiện khác tương tự xe ô tô như sau:
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng nếu chủ phương tiện là cá nhân;
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu chủ phương tiện là tổ chức.
3. Trách nhiệm bồi thường khi xe không chính chủ gây tai nạn thuộc về ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 584 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định:
– Người nào có hành vi xâm phạm đến tính mạng sức khỏe, xâm phạm đến danh dự nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi hợp pháp của người khác mà gây ra thiệt hại trên thực tế thì cần phải có trách nhiệm bồi thường, ngoại trừ trường hợp bộ luật dân sự hoặc các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan có quy định khác;
– Người gây ra thiệt hại sẽ không cần phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại đó xảy ra do sự kiện bất khả kháng hoặc thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật liên quan có quy định khác;
– Trường hợp tài sản gây ra thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản đó cần phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, ngoại trừ trường hợp thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.
Theo đó thì có thể nói, nếu người mượn xe gây ra tai nạn giao thông thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ thuộc về người điều khiển phương tiện giao thông đó. Tuy nhiên, nếu tai nạn giao thông xảy ra do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của người bị hại thì người điều khiển phương tiện giao thông sẽ không cần phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Đồng thời, cần phải xem xét đến người cho mượn phương tiện giao thông, tức là người chủ sở hữu phương tiện giao thông hợp pháp. Căn cứ theo quy định tại Điều 601 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Cụ thể như sau:
– Nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, các hệ thống đường tải điện, các hệ thống nhà máy công nghiệp đang trong quá trình hoạt động, các loại phương tiện vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ, chất độc, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định cụ thể. Đồng thời, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật cần phải vận hành, bảo quản, vận chuyển, trông giữ, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật có liên quan;
– Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ là chủ thể cần phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nếu có thiệt hại xảy ra trên thực tế, trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đã giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác chiếm hữu và sử dụng hợp pháp thì người này cần phải có trách nhiệm bồi thường, ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
– Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ, người chiếm hữu và sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ còn phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi họ không có lỗi, ngoại trừ các trường hợp sau đây: Thiệt hại xảy ra trên thực tế hoàn toàn xuất phát từ lỗi cố ý của người bị thiệt hại, hoặc thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết (ngoại trừ trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác);
– Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu và sử dụng trái quy định pháp luật thì người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật sẽ là chủ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra trên thực tế. Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu và sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu/sử dụng trái quy định của pháp luật thì cần phải có trách nhiệm liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Theo đó, trong trường hợp gây tai nạn đối với phương tiện không chính chủ, trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì người được giao phương tiện đó sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường khi gây thiệt hại cho người khác. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận thì chủ sở hữu phương tiện mặc dù không trực tiếp điều khiển phương tiện nhưng cũng phải có trách nhiệm liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định xử phạt VPHC lĩnh vực giao thông;
– Bộ luật Dân sự năm 2015.
THAM KHẢO THÊM: