Hiện nay theo quy định của pháp luật, việc niêm yết giá trên xe khách là bắt buộc. Vậy xe khách không niêm yết thông tin giá vé bị phạt thế nào?
Mục lục bài viết
1. Có bắt buộc phải niêm yết giá vé trên xe khách?
Căn cứ Điều 19 Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT, việc niêm yết thông tin trên xe khách được quy định như sau:
– Ở phía trên kính trước: Tên bến xe nơi đi, tên bến xe nơi đến, chiều cao chữ tối thiểu 06 cm.
– Ở mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe: Tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải. Kích thước tối thiểu là chiều dài 20 cm, chiều rộng 20 cm.
Ngoài ra, trong cùng một thời điểm, mỗi xe chỉ được đăng ký và khai thác tối đa 02 tuyến vận tải hành khách cố định, các tuyến này được phép nối tiếp nhau (có bến xe nơi đến của tuyến đã kết thúc hành trình là bến xe nơi đi của tuyến tiếp theo).
Niêm yết ở trong xe: biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), giá vé, hành trình chạy xe, dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình, khối lượng hành lý miễn cước, số điện thoại di động đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải, của Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu, biển hiệu.
2. Xe khách không niêm yết thông tin giá vé bị phạt thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 28
– Đối với cá nhân: xử phạt từ 3 triệu đồng đến 4 triệu đồng.
– Đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải: xử phạt từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng.
Ngoài việc bị phạt tiền như trên, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn phải buộc đăng ký, niêm yết đầy đủ, chính xác các thông tin theo quy định.
Ngoài việc niêm yết thông tin giá vé (giá cước) xe, đơn vị kinh doanh vận tải phải niêm yết cả các thông tin khác bao gồm: tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải; khối lượng bản thân xe, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông;…
Đối với hành vi vi phạm khi thông niêm yết các thông tin trên sẽ chịu chế tài xử phạt như sau:
– Đối với cá nhân phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng; đối với tổ chức kinh doanh vận tải sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng:
+ Ở phần đầu mặt ngoài hai bên thân hoặc mặt ngoài hai bên cánh cửa xe ô tô chở hành khách: không tiến hành niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải.
+ Trên cánh cửa xe ô tô tải, không tiến hành niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, khối lượng bản thân xe, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông.
+ Trên cánh cửa xe ô tô đầu kéo, không tiến hành niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, khối lượng bản thân ô tô đầu kéo, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, khối lượng toàn bộ cho phép kéo.
+ Ở mặt ngoài hai bên thành xe hoặc mặt ngoài hai bên cánh cửa buồng lái xe taxi tải: không thực hiện niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh taxi tải, chữ taxi tải, tự trọng của xe, trọng tải được phép chở của xe.
+ Trên xe ô tô chở hành khách, không thực hiện niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ các thông tin về biển số xe, khối lượng hành lý miễn cước; số điện thoại đường dây nóng.
3. Thu tiền vé cao hơn giá vé niêm yết thì bị xử phạt như thế nào?
Đối với việc tài xế thu tiền vé cao hơn giá vé niêm yết, căn cứ điểm l khoản 3 Điều 23 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Điểm c Khoản 12 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Với hành vi điều khiển xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách, thu tiền vé cao hơn quy định thì bị xử phạt số tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.
Ngoài ra, còn buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi thu tiền vé cao hơn quy định.
Ngoài ra, trường hợp công ty thu tiền vé ô tô khách cao hơn giá vé đã được niêm yết cũng là hành vi vi phạm và bị xử lý như sau:
Hành vi không thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký, niêm yết về: Hành trình chạy xe; điểm đầu, điểm cuối của tuyến; giá cước; giá dịch vụ; tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải sẽ bị xử phạt mức tiền:
+ Đối với cá nhân là 5 triệu đồng đến 6 triệu đồng.
+ Đối với tổ chức là 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng.
(căn cứ điểm d khoản 6 Điều 28 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi điểm đ, điểm e Khoản 15 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Bên cạnh đó, công ty thu giá vé cao hơn giá niêm yết sẽ bị tước quyền sử dụng phù hiệu từ 01 đến 03 tháng và buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi không thực hiện đúng nội dung đã niêm yết về giá vé (căn cứ khoản 10, khoàn 11 Điều 28 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP).
4. Biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không niêm yết thông tin giá vé:
CƠ QUAN (1) ——- Số: … /BB-VPHC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH*
Về ………..
Hôm nay, hồi …. giờ …. phút, ngày …./…./…, tại ……….
Căn cứ …………
Chúng tôi gồm:
1. Họ và tên: ……… Chức vụ: ………
Cơ quan: ……….
2. Với sự chứng kiến của (5):
a) Họ và tên :……. Nghề nghiệp: …..
Nơi ở hiện nay :………..
b) Họ và tên :…… Nghề nghiệp: …..
Nơi ở hiện nay :………
c) Họ và tên :…….. . Chức vụ: ……..
Cơ quan :………
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với (ông (bà)/tổ chức)có tên sau đây:
1. Họ và tên : ……….. Giới tính: ….
Ngày, tháng, năm sinh :…./…./….. Quốc tịch: …….
Nghề nghiệp :………..
Nơi ở hiện tại: ………
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu :….. ; ngày cấp :…./…./……..;nơi cấp: ………..
Tên tổ chức vi phạm :………….
Địa chỉ trụ sở chính :…………
Mã số doanh nghiệp: ……….
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:………
Ngày cấp:…./…./ ……… ; nơi cấp:……..
Người đại diện theo pháp luật :……… Giới tính: ……..
Chức danh: …………
2. Đã có các hành vi vi phạm hành chính: ………..
3. Quy định tại ………..
4. Cá nhân/tổ chức bị thiệt hại: ………..
5. Ý kiến trình bày của cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm: ………..
6. Ý kiến trình bày của người chứng kiến (nếu có): …………
7. Ý kiến trình bày của cá nhân/tổ chức bị thiệt hại (nếu có): …………
8. Chúng tôi đã yêu cầu cá nhân/tổ chức vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm.
9. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được áp dụng, gồm:………..
10. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, gồm:
STT | Tên tang vật, phương tiện vi phạm hành chính | Đơn vị tính | Số lượng | Chủng loại | Tình trạng | Ghi chú |
11. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, gồm:
STT | Tên giấy phép, chứng chỉ hành nghề | Số lượng | Tình trạng | Ghi chú |
Ngoài những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
12. Trong thời hạn…. ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản này, ông (bà) ………Biên bản lập xong hồi…. giờ…. phút, ngày ……../… /… , gồm …….. tờ, được lập thành …. bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà) ……… là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.
Lý do ông (bà) …. cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản: ……
CÁ NHÂN VI PHẠM HOẶC ĐẠI DIỆN | NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
|
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN | NGƯỜI CHỨNG KIẾN
|
NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI |
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Nghị định 123/2021-/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.
Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.