Hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại phải đảm bảo những tiêu chuẩn nhất định mới được đưa vào hoạt động và trong quá tình này cũng chịu sự giám sát từ cơ quan có thẩm quyền. Vậy, Xe chở chất thải nguy hại có phải lắp thiết bị định vị không?
Mục lục bài viết
1. Xe chở chất thải nguy hại có phải lắp thiết bị định vị không?
Không phải bất kể cá nhân, tổ chức nào cũng được phép vận chuyển chất thải nguy hại. Hiện nay, đối tượng được phép thực hiện hoạt động này bao gồm chủ nguồn thải chất thải nguy hại có phương tiện thiết bị phù hợp đáp ứng điều kiện yêu cầu kỹ thuật cũng như quy trình quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Còn đối với cơ sở được cấp giấy phép môi trường có chức năng xử lý chất thải nguy hại phù hợp với loại chất thải cần vận chuyển.
Những đối tượng được phép vận chuyển chất thải nguy hại phải tuân thủ theo đúng quy định, trong đó có việc lắp đặt thiết bị định vị để cơ quan có thẩm quyền giám sát quản lý trong quá trình hoạt động. Căn cứ tại Khoản 3 Điều 69 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì việc vận chuyển chất thải nguy hại được thực hiện như sau:
– Các cá nhân, tổ chức theo quy định tại khoản 4 Điều 83 của Luật bảo vệ môi trường sẽ có nghĩa vụ thực hiện quá trình vận chuyển này;
– Cá nhân, tổ chức khi tiến hành thực hiện hoạt động thu gom sản phẩm bao bì mà nguồn gốc của những sản phẩm này xuất phát từ hộ gia đình, cá nhân, văn phòng, cơ quan nhà nước hoặc địa điểm là trường học, nơi công cộng nằm trong danh mục sản phẩm bao bì quy định tại phụ lục XXII được ban hành kèm theo Nghị định này, cùng với đó nằm trong danh mục chất thải nguy hại do Bộ Tài nguyên môi trường đã ban hành để thực hiện trách nhiệm tái chế theo đúng quy định. Trách nhiệm tái chế đã được quy định cụ thể tại Mục 1 Chương VI Nghị định này không phải có giấy phép môi trường có nội dung xử lý chất thải nguy hại nhưng bắt buộc phải thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại được hướng dẫn theo quy định tại Điều 71 của Nghị định này; – Quá trình thực hiện việc thu gom, lưu giữ vận chuyển chất thải nguy hại phải đảm bảo những điều kiện yêu cầu cơ bản về bảo vệ môi trường theo quy định mà Bộ Tài nguyên và môi trường đã đề ra và vấn đề này được áp dụng đối với các phương tiện thiết bị thu gom lưu giữ hoặc phục vụ các trong hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại;
– Đối với trường hợp được quy định tại điểm a khoản 4 Điều 83 Luật bảo vệ môi trường thì chất thải chỉ được phép vận chuyển phát sinh tại cơ sở bằng các phương tiện vận chuyển chính chủ và chủ nguồn đã chất thải cũng chỉ được vận chuyển chất thải trong trường hợp này, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
Khi tiến hành vận chuyển chất thải nguy hại thì chủ nguồn thải phải tiến hành lắp đặt thiết bị định vị đối với phương tiện vận chuyển và cung cấp tài khoản này tại cơ quan chuyên môn và bảo vệ môi trường cấp tỉnh tổ chức tiến hành giám sát quản lý trong suốt quá trình hoạt động.
Với quy định nêu trên xe chở chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở bắt buộc phải lắp đặt thiết bị định vị và cá nhân là chủ nguồn thải phải cung cấp tài khoản này cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh để tiến hành giám sát quản lý theo đúng quy định.
2. Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về việc chở chất thải nguy hại không lắp thiết bị định vị:
Như đã biết các phương tiện khi vận chuyển chất thải nguy hại bắt buộc phải lắp định vị, nếu trên thực tế có hành vi vi phạm liên quan đến việc bảo vệ môi trường và cụ thể là hoạt động xử lý chất thải nguy hại và thực hiện giấy phép môi trường về xử lý chất thải nguy hại thì có thể bị áp dụng mức xử phạt vi phạm hành chính. Hiện nay, căn cứ vào Điều 31 của Nghị định 45/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng sẽ áp dụng đối với một trong các hành vi như sau:
– Tiến hành hoạt động xử lý chất thải nguy hại mà không có quy trình vận hành an toàn công nghệ hoặc có phương tiện thiết bị hỗ trợ chuyên dùng phù hợp; đồng thời các cá nhân có thẩm quyền cũng không lập kế hoạch quản lý môi trường theo đúng quy định và cũng không có cá nhân, nhân sự nào phụ trách về lĩnh vực bảo vệ môi trường;
– Hành vi không thực hiện các chương trình giám sát vận hành xử lý hoặc thực hiện quá trình đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại trong giấy phép môi trường với sự thế chấp tại nguy hại đã được cơ quan có thẩm quyền cấp;
– Hàng năm không tuân thủ trong việc đào tạo, tập huấn định kỳ về môi trường theo đúng quy định;
– Trách nhiệm trong việc kê khai và sử dụng chứng từ chất thải nguy hại phải được thực hiện theo đúng quy định Trong trường hợp không thực hiện kê khai sử dụng chứng từ chất thải nguy hại sẽ bị áp dụng mức xử phạt nêu trên; đồng thời cá nhân không thực hiện việc kê khai chứng từ chất thải nguy hại trực tuyến trên hệ thống thông tin của cơ quan có thẩm quyền hoặc thông qua thư điện tử khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cũng nằm trong trường hợp sẽ bị xử phạt hành chính;
– Những chứng từ chất tạo nguy hại đã sử dụng phải được lưu trữ và tiến hành báo cáo quản lý chất thải nguy hại và các hồ sơ tài liệu khác có yêu cầu lưu trữ liên quan đến hoạt động quản lý chất thải nguy hại theo đúng quy định;
– Theo pháp luật hiện hành thì việc công khai cung cấp thông tin về loại, số lượng chất thải nguy hại, thu gom xử lý, phương pháp xử lý là một trong những việc làm bắt buộc tuy nhiên cá nhân lại không tuân thủ quy định này; đồng thời thông tin về tên, địa chỉ chủ nguồn thải chất thải nguy hại được tiến hành thu gom xử lý và các thông tin liên quan đến môi trường cũng không được công khai cung cấp thông tin.
3. Các thiết bị dụng cụ vật liệu được trang bị cho phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 37 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT thì các phương tiện được sử dụng vào việc vận chuyển chất tải nguy hại khi đang hoạt động bắt buộc phải có những trang thiết bị dụng cụ vật liệu như sau:
– Đầu tiên cần phải kể đến đó là đảm bảo đầy đủ thiết bị phòng cháy chữa cháy đảm bảo an toàn trong suốt quá trình hoạt động;
– Ngoài ra, cần trang bị thêm vật liệu thấm hút như cát gỗ hoặc mùn cưa đồng thời có tác dụng cụ cần thiết để tránh trường hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn chất thải nguy hại ở thể lỏng, mục đích là đẩy nhanh chóng khắc phục được hậu quả;
– Để tránh tình trạng bị bỏng axit trong trường hợp vận chuyển chất thải có tính axit thì cần trang bị hồ sơ cứu vết thương bình chứa dung dịch soda gia dụng để trung hòa khẩn cấp vết bỏng axit để tránh tình trạng bị bỏng axit trong trường hợp vận chuyển chất thải có tính axit ;
– Trang bị các thiết bị thông tin liên lạc tại liên lạc với cơ quan cá nhân có chuyên môn hoặc thẩm quyền để hỗ trợ trong những sự kiện bất ngờ;
– Cần có dấu hiệu cảnh báo, nên được chuẩn bị để lắp linh hoạt tùy thuộc vào các loại chất tạo gây hại được lựa chọn vận chuyển ít nhất ở hai bên có phương tiện.Theo quy định thì dòng chữ “vận chuyển chất thải” được thiết kế với chiều cao chữ ít nhất 15 cm, kèm theo tên cơ sở địa chỉ số điện thoại liên hệ sẽ được đặt cố định ít nhất ở hai bên có phương tiện;
– Các dấu hiệu vào dòng chữ được in trên phương tiện phải đảm bảo là vật liệu và mực không bị mờ và phai màu;
– Đối với trường hợp tiến thành vận chuyển bằng xe gắn máy thì kích thước dấu hiệu cảnh báo sẽ được lựa chọn sao cho phù hợp trên thực tế.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật bảo vệ môi trường 2020;
– Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trườn;
– Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.