Hiện nay, có rất nhiều trường hợp các hộ gia đình, cá nhân xây dựng nhà trên đất có mồ mả, đất nghĩa trang. Như vậy, việc xây nhà trên đất có mồ mả, đất nghĩa trang có sao không?
Mục lục bài viết
1. Xây nhà trên đất có mồ mả, đất nghĩa trang có sao không?
1.1. Quy định về đất mồ mả, đất nghĩa trang:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hiện nay, trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa, quy định nào quy định cụ thể về đất mồ mả. Tuy nhiên, có thể hiểu đất mồ mả là đất xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa. Nghĩa địa, nghĩa trang được hiểu là nơi chôn cất những người sau khi đã chết. Đất nghĩa trang, nghĩa địa là đất sử dụng phục vụ cho mục đích chôn cất, an táng cho người đã khuất.
Theo quy định của pháp luật, đất mồ mả, đất nghĩa trang, nghĩa địa được hiểu là loại đất được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với mục đích sử dụng là làm nghĩa trang, nghĩa địa phù hợp với mục đích sử dụng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của từng địa phương.
Việc sử dụng đất được thực hiện dựa trên nguyên tắc sử dụng đất cũng như dựa trên phân loại đất theo quy định của pháp luật. Theo đó, căn cứ Khoản 1, điều 10 Luật Đất Đai 2013 đất đai được phân loại như sau:
– Căn cứ vào mục đích sử dụng đất, đất đai được phân loại thành Nhóm đất phi nông nghiệp và Nhóm đất nông nghiệp, cụ thể:
Nhóm đất nông nghiệp gồm có:
– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
– Đất làm muối;
– Đất rừng sản xuất;
– Đất rừng đặc dụng;
– Đất trồng cây lâu năm;
– Đất nuôi trồng thủy sản;
– Đất rừng phòng hộ;
– Đất nông nghiệp khác gồm:
+ Đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất;
+ Đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép;
+ Đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;
Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm:
– Đất ở gồm đất ở tại nông thôn,
– Đất ở tại đô thị;
– Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
– Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
– Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
– Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
– Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
– Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất;
– Đất phi nông nghiệp khác
– Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp;
– Đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
– Đất thương mại, dịch vụ;
– Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
– Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;
– Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
– Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông
– Đất sử dụng vào mục đích công cộng thủy lợi;
– Đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh;
– Đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng;
– Đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông;
– Đất chợ
– Đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
Như vậy có thể thấy, đất mồ mả, đất làm nghĩa trang, nghĩa địa thuộc loại đất phi nông nghiệp.
Không chỉ dựa trên phân loại đất, việc sử dụng đất cũng phải tuân thủ quy định của pháp luật về nguyên tắc sử dụng đất. Theo đó, căn cứ Điều 6 Luật Đất Đai 2013, nguyên tắc sử dụng đất được quy định như sau:
– Việc sử dụng đất phải đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
– Việc sử dụng đất phải tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh
– Người sử dụng đất là cá nhân, tổ chức, hộ gia đình khi sử dụng đất phải thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của
1.2. Xây nhà trên đất mồ mả, đất nghĩa trang có sao không?
Như đã nêu ở trên, đất mồ mả, đất làm nghĩa trang thuộc đất phi nông nghiệp nên việc sử xây nhà trên đất mồ mả, đất nghĩa trang là không thể và nếu người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân, tổ chức xây nhà trên đất mồ mả, đất nghĩa trang được coi là hành vi vi phạm pháp luật, sử dụng đất sai mục đích và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, hành vi xây nhà trên đất mồ mả, đất nghĩa trang là hành vi sử dụng đất sai mục đích theo Khoản 3 Điều 12
2. Xây nhà trên đất có mồ mả, nghĩa trang cần những điều kiện gì:
2.1. Điều kiện xây nhà trên đất có mồ mả, nghĩa trang:
Đối với các gia đình, hộ cá nhân muốn xây dựng nhà trên đất mồ mả, đất xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa thì người sử dụng đất cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Theo đó, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Điều 57
– Điều kiện 1: Thuộc các trường hợp được chuyển đổi mục đích sử dụng đất:
+ Các trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
++ Chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
++ Chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
++ Chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
++ Chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
++ Chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
++ Chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
++ Chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ;
++ Chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
– Điều kiện 2: Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
Như vậy, không thể làm nhà trên đất mồ mả, đất xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa. Trường hợp nếu chủ sử dụng đất muốn làm nhà thì phải làm thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở.
2.2. Những lưu ý khi xây nhà trên đất có mồ mả, đất nghĩa trang:
Như đã phân tích ở trên, khi xây nhà trên đất có mồ mả, đất nghĩa trang là không đúng với quy định của pháp luật và hành vi này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong trường hợp khi người sử dụng đất muốn xây nhà trên đất có mồ mả, đất có nghĩa trang thì cần lưu ý:
– Phải thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Bởi lẽ, việc sử dụng đất phải đúng với mục đích sử dụng, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan theo quy định của pháp luật. Không chỉ vậy, việc xây nhà trên đất mồ mả, đất nghĩa trang phải áp dụng nguyên tắc, các quy định có liên quan đến Luật bảo vệ môi trường 2014.
Như vậy, mồ mả không thể được xây dựng trên đất ở do vi phạm các điều kiện về vệ sinh được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2014, Luật đất đai 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Do đó, để bảo đảm quyền lợi cho bản thân và gia đình thì việc xây dựng mồ mả phải được chôn cất quy hoạch, thống nhất tại một địa điểm thống nhất theo quy định của pháp luật và chỉ dẫn của từng địa phương.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật Đất đai 2013.