Khái quát chung về thang lương, bảng lương và định mức lao động? Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động? Mức lương tối thiểu vùng làm cơ sở để xây dựng thang, bảng lương năm 2021?
Thang lương và bảng lương, định mức lao động là những khái niệm đã quá quen thuộc trong những hoạt động về quan hệ lao động, tại cac doanh nghiệp thì đều phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động theo quy định để có thể áp dụng trong tính lương cho người lao động cụ thể. Vậy Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động như thế nào để tuân thủ đúng quy định mà pháp luật đề ra. Dưới đây chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
1. Khái quát chung về thang lương, bảng lương và định mức lao động
1.1. Thang lương
Thang lương được hiểu đó là tương quan tỉ lệ về tiền lương và căn cứ theo trình độ lành nghề giữa những người lao động như những người có bằng cấp cao hơn sẽ có mức lương chênh lệch so với những lao động có bằng cấp và kinh nghiệm công việc ít, làm việc trong cùng một nghề hoặc một nhóm nghề có tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật rõ ràng. Theo quy định của pháp luật thì thang lương thường được xây dựng để áp dụng cho người lao động trực tiếp sản xuất trong hệ thống các ngành nghề có tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật tương đối phức tạp như luyện kim, hóa chất, địa chất, dầu khí, cơ khí, điện tử, điện, vận hành máy…
Cơ sở để xây dựng thang lương Theo quy định của pháp luật và trên thực tế công việc có thể hiểu đó là tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, đó là bảng quy định về mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu về trình độ lành nghề của người lao động ở mỗi bậc nào đó biết, hiểu và làm được. Thực tế thì sẽ có hai tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là cấp nhà nước và cấp ngành, việc lựa chọn áp dụng sẽ do các bên lựa chọn và có thể người lao động phải thi để đạt được tiêu chuẩn đó.
1.2. Bảng lương
Bảng lương là một thuật ngữ rất quen thuộc khi chúng ta tham gia vào quan hệ lao động, đây chính là tương quan tỉ lệ tiền lương giữa các lao động trong cùng ngành nghề theo trình độ, kinh nghiệm làm việc hoặc theo công việc thực tế mà người lao động đảm nhiệm tại cơ sở, công ty, doanh nghiệp …
Trong hoạt động của doanh nghiệp thì bảng lương thường được xây dựng và áp dụng cho lao động mang tính chất quản lý dựa trên số công vệc thực tế của họ và người quản lý bang lương là giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, thành viên hội đồng quản trị…vv hay có thể là lao động chuyên môn, nghiệp vụ như là chuyên viên, kinh tế viên, kế toán viên, kỹ sư, kỹ thuật viên…vv, lao động thừa hành phục vụ, lao động trực tiếp ở những công việc, ngành nghề không xác định, quy định rõ ràng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật. Cơ cấu của bảng lương tương đối giống thang lương, bao gồm một số ngạch lương theo chức danh lao động, thể hiện mức độ phức tạp và yêu cầu khác nhau về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động.
Theo đó đối với mỗi ngạch lương có một số bậc lương được xác định dựa vào mức độ phức tạp của công việc mà người đó đảm nhận. Trên thực tế công việc ứng với mỗi bậc là một hệ số lương và chúng tỉ lệ thuận với nhau, bậc cao thì hệ số lương cao. Để đạt được bậc cao và hưởng hệ số lương cao, người lao động hoặc phải thi nâng bậc, hoặc được xét đặc cách nâng bậc theo quy định của pháp luật.
1.3. Định mức lao động
Căn cứ theo quy định cụ thể tại
“mức lao động phải là mức trung bình đảm bảo số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời gian làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức”
Định mức lao động là một thuật ngữ để chỉ lượng lao động hao phí được quy định để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc một khối lượng công việc đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức sẵn xuất, kĩ thuật, tâm sinh lí và kinh tế – xã hội nhất định. Hình thức để biểu hiện cho định mức lao động đó là định mức thời gian, định mức sẵn lượng, định mức phục vụ và là một nội dung chủ yếu của thỏa ước lao động tập thể, Theo đó mà các bên tham gia quan hệ lao động thương lượng, thoả thuận mức cụ thể của từng loại định mức, nguyên tắc thay đổi định mức, cách thức giao định mức, các định mức tiêu hao vật tư, nguyên liệu… trong phạm vi khống chế của pháp luật.
2. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
Căn cứ theo quy định tại điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong
2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
Theo quy định trên chúng ta có thể thấy pháp luật quy định về xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động theo quy định cụ thể như đối với công tác tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong
Có một số lưu ý chúng tôi đưa ra về quy định này đó là do với bộ luật lao động cũ trước đây Khoản 2 Điều 93
3. Mức lương tối thiểu vùng làm cơ sở để xây dựng thang, bảng lương năm 2021
Có thể thấy đối với công việc liên quan tới quan hệ lao động thì thang, bảng lương có ý nghĩa quan trọng nó được xem là cơ sở để doanh nghiệp thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động với người lao động, cũng từ đo mà theo quy định tại thì mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường theo quy định của pháp luật lao động. Như vậy nên khi xây dựng thang, bảng lương, doanh nghiệp phải căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng để có thể xây dựng bảng lương và thực hiện đúng quy định về nguyên tắc trả lương theo quy định mà pháp luật đề ra. Hiện nay theo quy định của pháp luật thì từ ngày 01/01/2021, mức lương tối thiểu vùng tiếp tục được thực hiện theo quy định tại
Mức lương | Địa bàn áp dụng |
4.420.000 đồng/tháng | Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I |
3.920.000 đồng/tháng | Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II |
3.430.000 đồng/tháng | Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III |
3.070.000 đồng/tháng | Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV |
Như vậy dựa trên thông tin chúng tôi cung cấp và dựa trên bảng trên có thể thấy pháp luật đã xây dựng mức lương và tương ứng với từng địa bàn sẽ có mức lương tương ứng như trên chẳng hạn như đối với Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I sẽ có mức lương tương ứng đó là 4.420.000 đồng/tháng và cứ như vậy với vùng II, III. IV có các mức lương tương ứng theo vùng quy định này là hoàn toàn hợp lý bởi sự phát triển và điều kiện kinh tế và công việ thực tế tại các vùng sẽ không giống nhau nên mức lương sẽ có sự khác nhau và luu ý với người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề thì phải trả cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng nêu ở quy định trên.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động” và các thông tin pháp lý khác dưa trên quy định của pháp luật hiện hành