Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải nêu rõ các biện pháp cần thiết để phục hồi hoạt động kinh doanh.
* Chủ thể xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
Chủ thể xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh được quy định tại Khoản 2 Điều 68 thì doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản là chủ thể có nghĩa vụ. Ngoài ra, Luật phá sản 2004 có điểm mới so với Luật phá sản doanh nghiệp 1993 đó là mở rộng thêm quyền và nghĩa vụ xây dựng phương án hoạt động kinh doanh đó là bất kì chủ nợ hay người nào nhận nghĩa vụ phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã đều có quyền xây dựng dự thảo phương án phục hồi. Quy định mới này làm cho chủ thể xây dựng phương án phục hồi đa dạng hơn, đồng thời nó chứng tỏ sự bổ sung và đề cao vai trò của các chủ nợ trong việc xây dựng phương án phục hồi và đưa chủ nợ tham gia vào quá trình phục hồi. Qua đó, giúp cho Hội nghị chủ nợ có thể xem xét, lựa chọn được phương án phục hồi khả thi và có hiệu quả nhất nhằm phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã thành công và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ.
* Nội dung của phương án phục hồi hoạt động kinh doanh:
Nội dung của phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản được quy định tại Điều 69 Luật phá sản:
"1. Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải nêu rõ các biện pháp cần thiết để phục hồi hoạt động kinh doanh, các điều kiện, thời hạn và kế hoạch thanh toán các khoản nợ.
2. Các biện pháp cần thiết để phục hồi hoạt động kinh doanh gồm có:
a. Huy động vốn mới.
b. Thay đổi mặt hàng sản xuất, kinh doanh.
c. Đổi mới công nghệ sản xuất.
d. Tổ chức lại bộ máy quản lý, sáp nhập hoặc chia tách bộ phận sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản xuất.
e. Bán hoặc cho thuê tài sản không cần thiết.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
g. Các biện pháp không trái pháp luật.
3. Trước khi bắt đầu hoặc tại Hội nghị chủ nợ, phương án phục hồi hoạt động kinh doanh có thể được sửa đổi, bổ sung theo sự thoã thuận của các bên."
Qua quy định ở trên, nội dung của một phương án phục hồi hoạt động kinh doanh sẽ bao gồm hai nội dung chính đó là: kế hoạch, giải pháp phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản và thời hạn, kế hoạch để thanh toán các khoản nợ cho chủ nợ. Đây là một nội dung bắt buộc của phương án bởi thông qua đó mới thể hiện được yếu tố cứu vãn doanh nghiệp, hợp tác xã, vừa bảo vệ được lợi ích của chủ nợ trong quá trình áp dụng thủ tục phục hồi. Chính vì vậy, tại Hội nghị chủ nợ, các chủ nợ sẽ đánh giá, xem xét tính khả thi và hiệu quả của các phương án phục hồi hoạt động kinh doanh để đi đến quyết định.
* Thời hạn xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh: sau khi có quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản có nghĩa vụ xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và nộp cho Thẩm phán xem xét, quyết định tại Hội nghị chủ nợ thảo luận và thông qua. Việc xây dựng phương án hoạt động kinh doanh phải được thực hiện trong thời hạn ba mưoi ngày, kể từ ngày Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị quyết (theo Khoản 2 Điều 68). Trong trường hợp nếu xét thấy cần thiết có thời hạn dài hơn thì doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải có văn bản đề nghị Thẩm phán gia hạn thêm, nhưng thời hạn gia hạn không quá ba mười ngày.