Để đảm bảo tính pháp lý trong quá trình xây dựng thì người dân phải thực hiện thủ tục xin phép tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy, Xây dựng nhà thờ họ dòng tộc có cần phải xin phép không? Thủ tục xin phép như thế nào? Nếu vi phạm thì mức phạt là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp phải xin cấp Giấy phép xây dựng mới:
Hiện nay, Hoạt động xây dựng công trình diễn ra phổ biến và thường xuyên. Quá trình xây dựng công trình này nằm trong sự điều chỉnh của Luật xây dựng sửa đổi 2020. Đối với các vấn đề liên quan đến trường hợp phải xin cấp giấy phép xây dựng vẫn chưa có một quy định cụ thể. Tuy nhiên, dựa theo điều khoản về các trường hợp được miễn cấp giấy phép xây dựng thì người dân có thể dùng cách loại trừ để nhận ra trường hợp được miễn giấy phép xây dựng mới, cụ thể:
– Các công trình được xây dựng không dùng trong mục đích để bảo vệ bí mật nhà nước, hoặc các công trình này chỉ nằm trên địa bàn của một đơn vị hành chính cấp tỉnh, trường hợp quá trình xây dựng này nằm trong quy hoạch và kế hoạch thực hiện của Nhà nước;
– Những công trình được phê duyệt xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng của Thủ tướng chính phủ, của Bộ trưởng hoặc là Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp đã đưa ra quyết định đầu tư các dự án này;
– Với những công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị mà những công trình này không đồng nhất với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, hoặc trường hợp những công trình này không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý về hướng tuyến công trình;
– Các công trình xây dựng nằm trong khu dự án, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao nhưng tất cả đều không nằm trong quy hoạch chi tiết 1/500 và đặc biệt quá trình xây dựng này không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, không được thẩm định thiết kế xây dựng trước khi thực hiện dự án;
– Người dân xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình kỹ thuật ở nông thôn và ở những khu vực này chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
– Một dự án xây dựng được phát triển tại đô thị cụ thể là nhà ở có quy mô trên 7 tầng và tổng diện tích mặt sàn trên 500 mét vuông. Các dự án nhà ở này không nằm trong quy hoạch chi tiết 1/500 được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Trên thực tế, quá trình xây dựng ở khu vực nông thôn mà khu vực này đã nằm trong quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng đã được duyệt thì phải thực hiện xin phép; trong những khu bảo tồn, khu di tích lịch sử- văn hóa, nhà ở riêng lẻ được xây dựng tại đây cũng phải thực hiện quá trình này;
– Những công trình xây dựng còn lại trừ các công trình quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng sửa đổi 2020 cũng bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng.
Như vậy, việc xây dựng nhà thờ họ dòng tộc không nằm trong các trường hợp được miễn xin giấy phép xây dựng nên khi thực hiện quá trình xây dựng cần thực hiện nghiêm túc, đúng thủ tục với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Xây dựng nhà thờ họ dòng tộc có cần phải xin phép không?
Việc xây dựng nhà thờ họ dòng tộc thể hiện giá trị nhân văn và tinh thần uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam. Qúa trình xây dựng mới công trình tín ngưỡng này đã được quy định tại Điều 34 Nghị định 92/2012 NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 162/2017/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Đây là một trong những trường hợp nhà nước quy định về cấp giấy phép xây dựng cụ thể như sau:
– Công trình tín ngưỡng là những công trình như đình, đền, am miếu, từ đường, nhà thờ họ và những công trình tương tự khác;
– Các công trình tôn giáo có thể hiểu là những công trình để xây dựng nên trụ sở của tổ chức tôn giáo, chùa, nhà thờ, thánh thất, niệm Phật đường hoặc những cơ sở, trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, những tượng đài, bia, tháp được dựng nên và những công trình tương tự của các tổ chức tôn giáo;
– Ngoài việc quy định về các công trình tín ngưỡng tôn giáo chính thì công trình phụ trợ cũng là một trong những dự án được xây dựng mặc dù không dùng trực tiếp trong việc thờ tự nhưng các công trình này hỗ trợ cho quá trình hoạt động của các cơ sở tín ngưỡng tổ chức tôn giáo như nhà ở, nhà khách, nhà ăn, nhà bếp, tường rào khuôn viên cơ sở tín ngưỡng để phân cách với các địa điểm khác;
Như vậy, xét theo quy định của pháp luật về việc xây dựng mới công trình tín ngưỡng thì việc xây dựng nhà thờ họ dòng tộc là công trình tín ngưỡng nên phải xin cấp giấy phép xây dựng điều này được căn cứ theo quy định của Luật xây dựng sửa đổi 2020.
3. Trình tự về việc xin phép xây dựng nhà thờ họ dòng tộc:
3.1. Hồ sơ về việc xin phép xây dựng nhà thờ họ dòng tộc:
Quá trình xây dựng công trình cần đảm bảo đầy đủ tính pháp lý và hợp pháp, tránh trường hợp người dân sẽ bị xử phạt hoặc có sự can thiệp từ bên cơ quan nhà nước gây ảnh hưởng đến quá trình xây dựng thì các cá nhân, tổ chức phải chuẩn bị một bộ hồ sơ gửi đến Sở xây dựng,bao gồm các giấy tờ sau:
– Thứ nhất, người dân cần chuẩn bị đơn đề nghị các giấy phép xây dựng giấy phép này đã được quy định tại mẫu sẵn ở trong phụ lục số 01 của thông tư này;
– Thứ hai, cần chuẩn bị sẵn các bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất điều này để chứng minh rằng việc xây dựng từ đường này không nằm trong trường hợp đang xảy ra tranh chấp và đảm bảo các quy định theo pháp
– Thứ ba, các cá nhân, tổ chức phải chuẩn bị một bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc các bản vẽ thể hiện rõ quá trình thi công đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, bộ bản vẽ này phải đảm bảo được các giấy tờ như sau:
+ Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình cần thể hiện rõ ràng trên lô đất với tỷ lệ 1/100- 1/500, khi chuẩn bị bản vẽ này thì cần có bộ kèm theo sơ đồ vị trí các công trình trên thực tế;
+ Bản vẽ các mặt bằng cũng là một yếu tố quan trọng để giúp cho quá trình xin giấy phép xây dựng, các mặt đứng và các mặt cắt của công trình phải thể hiện với tỷ lệ 1/50 đến 1/200. Đây là tỷ lệ tiêu chuẩn và quy định nên không thể thay đổi; Để thể hiện rõ bản vẽ mặt bằng móng thì tỉ lệ của bản vẽ này là 1/100 -1/200, mặt cắt móng phải đảm bảo tỷ lệ 1/50. Ngoài ra, sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông cấp nước, thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp điện, các thông tin liên lạc, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác liên quan đến công trình đều phải được gửi kèm theo và thể hiện với tỉ lệ 1/50- 1/200.
3.2. Thủ tục thực hiện việc xin phép xây dựng nhà thờ họ dòng tộc:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà thờ dòng tộc theo hướng dẫn ở mục 2.2
Bước 2: Nơi tiếp nhận hồ sơ:
Sở Xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra hồ sơ. Có hai trường hợp có thể xảy ra khi hồ sơ của người dân được gửi đến như sau:
Trường hợp 1: Khi hồ sơ đáp ứng theo quy định thì cán bộ tại Sở xây dựng ghi giấy biên nhận hồ sơ, trong đó phải có nội dung ghi ngày hẹn trả kết quả. Giay biên nhận phải được lập thành 2 bản, một bản được giao cho người dân và một bản được lưu trữ tại Sở Xây dựng.
Trường hợp 2: Trong khi tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ mà cán bộ tại Sở Xây dựng nhận thấy các tài liệu còn thiếu, hoặc tài liệu không đảm bảo về mặt nội dung và hình thức thì phải thông báo một lần bằng văn bản cho cá nhân đó để nhanh chóng thực hiện bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;
Việc thông báo bổ sung hồ sơ chỉ diễn ra tối đa là hai lần. Sau những lần thông báo này mà hồ sơ vẫn không được đáp ứng theo đúng quy định thì Sở Xây dựng có quyền không xem xét việc xin cấp giấy phép xây dựng và việc này cũng phải thông báo cho cá nhân biết;
Căn cứ vào những hồ sơ mà các cá nhân đã gửi đến sở xây dựng sẽ dựa trên các quy định hiện hành và điều kiện cấp phép để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng. Để hỗ trợ cho quá trình cấp giấy phép này Sở Xây dựng có quyền gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng. Việc lấy ý kiến tham khảo như thế này phải được thể hiện bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình.
Bước 3. Trả kết quả:
Đối với giấy ghi nhận thời gian được nhận giấy phép xây dựng nhà thờ họ dòng tộc, đúng ngày hẹn người dân mang theo giấy biên nhận từ Sở Xây dựng đã giao để nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu. Theo đó, cá nhân phải thực hiện nộp lệ phí đối với việc nhận giấy phép này.
Trong một số trường hợp ngoại lệ, khi đến thời hạn trả kết quả ghi trong giấy biên nhận hồ sơ nhưng Sở Xây dựng cần có một khoảng thời gian để xem xét thêm thì phải thông báo bằng văn bản cho cá nhân gửi hồ sơ biết rõ lý do. Đồng thời, cũng phải nhanh chóng báo cáo lên các cấp thẩm quyền để quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện.
Đáng lưu ý:
Khi người dân thực hiện nộp hồ sơ thời hạn xem xét hồ sơ, hoàn chỉnh bổ sung hồ sơ thì trong thời hạn là 10 ngày làm việc;
Khi Sở Xây dựng thực hiện tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước (nếu có trên thực tế) thì thời gian này nằm trong khoảng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ;
Khi nhận thấy đảm bảo về giấy tờ và đã hoàn thành việc có ý kiến từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thời hạn cấp giấy phép xây dựng hoặc văn bản trả lời phải được đưa cho các cá nhân không quá 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong một số trường hợp cần có thêm thời gian để xem xét về vấn đề này thì không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nêu trên.
4. Mức phạt khi không xin phép xây dựng nhà thờ dòng tộc:
4.1. Xử lý vi phạm hành chính:
Quá trình xây dựng nhà thờ họ dòng tộc một cách tự phát là hành vi vi phạm nghiêm trọng đến quá trình quản lý đất đai của nhà nước. Xử phạt hành chính là hình thức không thể tránh khỏi khi thực hiện hành vi vi phạm này cụ thể tại Khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022 NĐ-CP đã ghi nhận rõ ràng mức xử phạt hành chính đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng như sau:
– Khi xây dựng các công trình nhà ở riêng lẻ trái pháp luật mức phạt tiền có thể từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng;
– Việc xây dựng nhà ở riêng lẻ nhưng nằm trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử- văn hóa hoặc công trình xây dựng khác mức phạt tiền sẽ tăng lên 20 triệu đồng so với việc xây dựng nhà ở riêng lẻ thông thường đó là từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng;
– Công trình xây dựng phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc những công trình phải lập báo cáo về kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng mà có hành vi vi phạm thì sẽ bị phạt tiền từ 120 triệu đồng đến 140 triệu đồng.
Đáng lưu ý: Mức phạt này nhà nước quy định áp dụng đối với tổ chức. Từ đó, có thể suy ra đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân sẽ bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức điều này đã được ghi nhận tại Điểm c Khoản 1 Điều 4 Nghị định 16/2022 NĐ-CP.
Khi hành vi vi phạm này có sự tái phạm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt với mức tiền như sau:
+ Công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ sẽ có mức phạt tiền tăng lên từ 120 triệu đến 140 triệu đồng nếu có sự tái phạm;
+ Các công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử- văn hóa hoặc công trình xây dựng khác thì sẽ bị phạt tiền từ 140 triệu đồng đến 160 triệu đồng;
+ Những công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng và công trình phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng sẽ bị phạt tiền từ 950 triệu đồng đến 1 tỷ đồng.
4.2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính về các mức tiền như đã nêu ở trên thì các cá nhân tổ chức khi vi phạm bắt buộc phải có biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi của mình:
– Khi mà công trình xây dựng vi phạm này đã hoàn thành thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền bắt buộc phải dẫn công trình và phần công trình xây dựng vi phạm;
– Với những công trình đang trong quá trình xây dựng không phụ thuộc tiến trình hoàn thành:
+ Nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét thấy công trình này đủ điều kiện để được cấp giấy phép xây dựng người hãy có hành vi xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng thì cần nhanh chóng thực hiện làm hồ sơ đề nghị và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép;
+ Nếu người dân vẫn cố tình thực hiện hành vi xây dựng công trình và không xuất trình được giấy phép xây dựng thì người có thẩm quyền sẽ xử phạt hành chính thông qua bằng văn bản thông báo yêu cầu người có hành vi vi phạm. Buộc phá dỡ công trình, những diện tích công trình xây dựng đã vi phạm.
Các văn bản pháp luật được áp dụng:
– Luật Xây dựng sửa đổi 2020;
– Nghị định số 16/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng;
– Nghị định 162/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2012 NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.