Xây dựng nhà ở trên đất trồng cây lâu năm. Xử lý vi phạm đối với sử dụng đất sai mục đích.
Xây dựng nhà ở trên đất trồng cây lâu năm. Xử lý vi phạm đối với sử dụng đất sai mục đích.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin cho tôi được tư vấn đề đất đai với nội dung sau: Đất của tôi khai hoang từ năm 1980, tuy nhiên tôi không làm yêu cầu cấp chứng nhận sử dụng đất. Đất của tôi không có tranh chấp và được gia đình tôi sử dụng trồng cây lâu năm nhưng đất trên trong bản đồ vẫn là đất LNK do UBND xã quản lý. Đến năm 2016, tôi có làm móng để dựng nhà cho con trai ở trên đất của tôi thì UBND xã lập biên bản vi phạm hành chính, tiến hành xử phạt hành chính với hành vi chiếm đất trên đất UBND xã quản lý. Sau khi tôi không chấp hành tự nguyện tháo dỡ. UBND xã ra quyết định cưỡng chế đối với móng nhà của tôi, sau 17 ngày khi ra quyết định cưỡng chế mà tôi không nhận quyết định này, Tôi tiếp tục dựng nhà lán trại ngoài khu vực móng đã dựng trước, UBND xã tiếp tục lập biên bản vi phạm trong ngày đó, cùng ngày UBND xã tiến hành cưỡng chế đối với móng và lán trại nhà tôi (phá bỏ móng, tháo dỡ phá huỷ nhà) khi đó có thống kê danh mục tài sản vi phạm và ra quyết định cưỡng chế bổ sung. Đến chiều tôi tiếp tục dựng lán trại ở bên cạnh lán trại và móng đã cưỡng chế, UBND xã tiếp tục cưỡng chế nhưng tôi phản ứng quyết liệt nên không thực hiện được. Vậy cho tôi hỏi UBND xã làm sai hay đúng? ?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 102/2014/NĐ-CP;
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 101, Luật đất đai 2013 và Điều 19, Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định:
“Điều 101. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
“Điều 19. Các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1. Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai.
2. Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
3. Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
4. Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.
5. Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
6. Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh."
Theo đó, mảnh đất khai hoang của ông sẽ được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất. Vì từ khi khai hoang đất đến nay, gia đình ông vẫn sử dụng đất mà không có tranh chấp đất đai nào. Về thủ tục cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất, gia đình bạn liên hệ trực tiếp với cơ quan đăng ký đất đai thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường để được hướng dẫn chi tiết. Nếu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 101 Luật đất đai 2013 thì gia đình bạn không phải đóng tiền sử dụng đất. Các trường hợp còn lại thì tiền sử dụng đất sẽ căn cứ vào giá đất do UBND cấp tỉnh quy định.
Cơ quan UBND xã chỉ có thể xử lý vi phạm hành chinh đối với trường hợp của ông A vì lý do tự ý chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất trồng cây lâu năm (LNK) sang đất theo Điều 7, Nghị định 102/2014/NĐ-CP.
“Điều 7. Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép
1. Chuyển mục đích sử dụng sang đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 05 héc ta
b) Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 05 héc ta đến dưới 10 héc ta;
c) Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 10 héc ta trở lên.”.