Xây dựng nhà nuôi yến? Có được nuôi yến trong khu dân cư? Hướng dẫn cách thi công xây nhà yến?
Chim yến là một loại chim rất đặc biệt mang tính hoang dã, không giống như các loại chim khác nên quá trình nuôi nó cũng không giống như các loài chim thông thường, Bởi chim yến là loại có thể tạo ra giá trị kinh tế cao và các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe cho con người, chính vì thế nên việc người dân đầu tư xây dựng nhà nuôi yến ngày càng nhiều. Vậy pháp luật quy định như thế nào về xây dựng nhà nuôi yến? Có được nuôi yến trong khu dân cư? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn nhé.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Xây dựng nhà nuôi yến?
Để xây nhà nuôi chim yến thành công bạn cần phải đáp ứng được rất nhiều những yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số điều kiện quan trọng bắt buộc ngôi nhà yến cần phải có như:
Khi nuôi yến rất nhiều những vấn đề cần lưu ý trong đó có một điều kiện quan trọng đó là để nuôi được chim yến và tạo ra môi trường thu hút chim yến sinh sống thì khi xây dựng nhà nuôi chim yến là nơi đó phải có chim yến sinh sống và cần thiết hơn là phải có chim yến kiếm ăn hay đường chim bay. Bạn tuyệt đối không nên xây nhà yến ở những nơi có quá nhiều những nhà máy, kho xưởng bởi vì quá trình đô thị hóa sẽ làm cho thức ăn của yến bị tiêu diệt.
Khi chọn địa thế thi công nhà bạn cần xem xét vấn đề không khí, độ ẩm, hướng gió hay nhiệt độ,… sau đó so sánh với các yêu cầu của chim yến xem có thích hợp hay không. Tại Việt Nam, chim yến đang sinh sống & làm tổ ở 3 vùng khí hậu khác nhau như Nam Bộ, Trung Bộ & Bắc Trung Bộ.
Theo các hộ dân nuôi chim yến chuyên nghiệp và từ thực tế loài chim này thì nhiệt độ thích hợp để xây nhà yến là từ 27 đến 32 độ C với độ ẩm khoảng 70 đến 85%. Bên cạnh đó, hướng gió tại những nơi khác nhau như Bắc Trung Bộ thì gió Bắc, Nam Bộ gió Tây & Tây Nam, Nam Trung Bộ gió Tây Nam. Từ hướng gió bạn có thể điều chỉnh cửa ra vào của chim để thu hút chim.
Ngoài ra còn một số lưu ý về cách xây nhà yến theo quy định của pháp luật đề ra đó là việc xây dựng nhà yến phải có độ cao không được vượt quá mặt biển 1000 m. Đối với các trường hợp căn nhà cao trên 1000m thì chim yến vẫn sống và làm tổ tuy nhiên sau khi đẻ chim non sẽ bay đi để tìm những nơi có địa thế thấp hơn. Hiện nay, những chuyên gia khuyến cáo cách xây dựng nhà yến có độ cao không được dưới 500m.
Tránh xa các loài thiên địch của chim yến như đại bàng, chim cắt hay quạ,… Đây là những loài thích ăn thịt chim yến do đó sẽ làm yến sợ & tìm nơi khác.
2. Có được nuôi yến trong khu dân cư?
Căn cứ theo quy định của pháp luật tại điều 25. Quản lý nuôi chim yến Số: 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết
“1. Quy định về vùng nuôi chim yến:
a) Vùng nuôi chim yến do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
b) Vùng nuôi chim yến phải bảo đảm phù hợp tập tính hoạt động của chim yến, phù hợp điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương và không gây ảnh hưởng đến đời sống của cư dân tại khu vực nuôi chim yến”.
Như vậy chắc hẳn chúng ta cũng đã thấy rất rõ việc quy định của pháp luật về vùng nuôi chim yến, đối với việc nuôi chim yến thì nếu muốn nuôi tại các khu dân cư cần phải đề nghị được cấp quyết định nuôi chim yến tại cơ quan có thẩm quyền cụ thể tại đây đó là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định dựa trên nhiều yếu tố khác nhau được xem xét cụ thể.
3. Hướng dẫn cách thi công xây nhà yến:
Cách thi công xây dựng lỗ thông tầng
Đối với các căn nhà yến nhiều tầng thì lúc nào cũng phải có 1 khoảng không trống để thông tầng từ phía trên xuống dưới giúp yến có thể bay lượn giữa các tầng. Thông thường, chiều rộng của lỗ thông tầng sẽ là 2,2 cho đến 2,5m giống như các khe sâu ở hang đá. Nhiều nhà nuôi chim yến lớn người ta thường thiết kế thi công xây đường thông tầng thành hình chữ T hay chữ L với bề ngang là 3 – 4m.
Lắp xà gỗ cho phòng chim yến
Ngoài ra, tùy theo điều kiện khí hậu của từng khu vực mà các kích thước có thể thay đổi như là vùng nóng thì rộng 15cm & dày 1,5cm, vùng lạnh rộng thì 29cm, dày 2cm. Nếu bề rộng quá nhỏ thì căn phòng sẽ có nhiều ánh sáng và gió,… yến chỉ làm tổ một lớp sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Bên cạnh đó, để tổ có được một hình dáng đẹp nhiều người thường lắp thêm tấm chắn góc có mùi hương hấp dẫn chim yến tại các xà gỗ.
Những tấm xà gỗ thường được lắp theo luồng ngang cách và nhau khoảng 30cm thành từng ô hình chữ nhật và có kích thước từ 30 – 40cm x 100cm. Bên cạnh đó, xà gỗ còn được kẻ ô khuôn bằng cách sử dụng thêm những xà dọc. Trong cách thi công xây dựng nhà yến thì tầng gỗ cần phải chắc chắn vì đây là vị trí mà yến làm tổ.
Cách lắp xà gỗ đóng một vai trò quan trọng đối với năng suất tổ. Ví dụ lắp theo kiểu ô khuôn 30 x 100cm thì có thể đạt từ 20 cho đến 40 tổ/mét vuông còn theo kiểu luồng ngang 15 đến 30 tổ. Bên cạnh đó, kiểu ván tổ cũng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, thời gian chim làm tổ. Đặc biệt, sản lượng tổ cao nhất là những căn nhà yến lắp xà gỗ theo kiểu ô khuôn.
Nếu bạn chưa có đủ điều kiện về kinh tế thì giai đoạn đầu bạn có thể dùng những khung gỗ thưa sau đó chèn thêm các thanh gỗ khác. Khi chọn gỗ để lắp lên trên nóc nhà yến bạn nên lựa loại gỗ tốt nhưng không nên lưu lại mùi hương gỗ mới do chim yến không thích ở chỗ có mùi hương lạ. Loại gỗ thường được chọn dùng làm nhà cho chim yến là loại gỗ tếch. Đây là loại gỗ xốp nhẹ, không mùi, thường có màu trắng & rất bền yến có thể dễ dàng bám vào loại gỗ này.
Độ ẩm và nhiệt độ bên trong nhà yến
Trong tự nhiên, độ ẩm & nhiệt độ mà các hang chim yến đang sinh sống thường rất ổn định. Theo một nghiên cứu cho thấy ràng nhiệt độ thích hợp để thu hút chim yến là từ khoảng 27 đến 29 độ C, ẩm độ 75 đến 90% & ánh sáng 0,2 – 0,6 lux. Đây chính là điều kiện thích hợp để yến về làm tổ, đẻ trứng & nuôi con non.
Hiện nay, cách thi công xây dựng nhà yến nhiều người thường dựa vào những thông số kỹ thuật trên để tạo một môi trường thích hợp cho yến sinh sản. Trong trường hợp độ ẩm quá thấp thì tổ của yến sẽ có thể dễ bị bung ra. Do đó, cách thi công xây nhà yến như thể nào để hiệu quả phải bảo đảm được điều kiện nhiệt độ, và độ ẩm mà yến yêu thích.
Cách thi công sơn nhà & ánh sáng của căn nhà nuôi yến
Cách làm nhà nuôi yến đơn giản nhưng lại không dễ để thực hiện thành công vì nó phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố. Trong đó, màu sơn & ánh sáng đóng một vai trò rất quan trọng thu hút chim yến đến sinh sống và làm tổ.
Cách thi công xây dựng nhà yến tốt nhất là bạn nên quét qua vôi trắng do đây là gam màu dịu & phẳng đối với bên ngoài còn phía trong thì chỉ tô trát tường thôi. Bên cạnh đó, hiện nay màu xanh cũng mang công dụng rất lớn trong việc thu hút chim yến về làm tổ.
Chim yến thường sống ở những hang đá do đó bạn cần phải có cách thi công xây dựng nhà yến sao cho ánh sáng gần giống với các hang động. Điều này bạn có thể làm bằng cách đóng kín các cửa ra vào của người và chỉ chừa cửa chim mà thôi. Bởi vì, chim yến yêu cầu cường độ ánh sáng trong khoảng 0,2 đến 0,6 lux do đó sau khi ánh sáng lọt qua cửa ra vào của chim đến các phòng sẽ bị yếu dần đi.
Hàng rào & khuôn viên xung quanh nhà yến
Xung quanh nhà yến bạn nên chọn khu đất rộng rãi có khuôn viên nhất định để cho chim yến bay lượn. Thông thường, kích thước của sân từ 4 x 4m trở lên & phía ngoài nhà nên xây tường bê tông để chắn gió nhằm giúp cho chim yến cảm thấy an toàn hơn khi vào nhà. Ngoài ra, chim yến cũng thường bay xung quanh sân nhà để xác định vị trí của lỗ ra vào. Hơn nữa, quanh nhà yến bạn nên trồng thêm một số loại cây như chuối, sung,… không cao qua lỗ nhằm cản trở yến bay ra bay vào đồng thời giúp bảo vệ căn nhà.
Điều chỉnh độ ẩm phù hợp với môi trường sống
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để điều chỉnh độ ẩm mà bạn có thể làm dễ dàng. Bạn hãy đặt những chậu nước nhỏ, bể nước cạn ở bên trong phòng chim. Ngoài ra, bạn cũng cần tiến hành phun tưới nước xung quanh khu vực nhà yến nếu ở trong vùng nóng để hạ thấp nhiệt độ & tăng độ ẩm. Bên cạnh đó, gắn thêm vòi phun sương lên trên tường cũng là một giải pháp rất hiệu quả.
Lưu ý, khi làm nước phun thì bạn phải canh đường chim bay & tổ chim. Một số nhà yến đã sử dụng bơm phun ẩm tự động cho khu vực nuôi yến của mình để điều chỉnh khí hậu phù hợp với yến đồng thời giúp cho chất lượng của tổ tốt hơn.