Mồ mả là khái niệm để chỉ nơi chôn cất dành cho những người đã khuất. Đây là nơi thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với gia tiên, cũng là một trong những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Vậy xây dựng mồ mả trái phép thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xây dựng mồ mả trái phép xử phạt như thế nào?
Pháp luật hiện nay chưa có điều luật cụ thể giải thích thế nào là xây dựng không phép, xây dựng trái phép. Tuy nhiên, xây dựng trái phép là cách gọi dân dã và phổ biến của người dân để chị hai hành vi vi phạm cơ bản như sau:
– Xây dựng không phép là khái niệm để chỉ hành vi của các tổ chức và cá nhân trong xã hội khi tiến hành hoạt động khởi công xây dựng công trình tuy nhiên không có giấy phép xây dựng được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ngoại trừ những trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;
– Xây dựng trái phép, hay còn được gọi là xây dựng sai phép, là khái niệm để chỉ hành vi của các tổ chức và cá nhân trong xã hội khi tiến hành hoạt động xây dựng không đúng với nội dung giấy phép xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Và cũng không ngoại lệ, hành vi xây dựng mồ mả trái phép cũng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 55 của Nghị định 16/2022/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính về xây dựng, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng. Cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Không có tường rào hoặc không có dải cây xanh bao quanh, cách ly theo thiết kế đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với các khu nghĩa trang trong đô thị, hoặc trong khu dân cư nông thôn;
+ Có hành vi chuyển nhượng đối với phần mộ của cá nhân trong trường hợp pháp luật quy định không được phép chuyển nhượng;
+ Lập hồ sơ, lưu trữ hồ sơ nghĩa trang không đúng, không đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật;
+ Không báo cáo, hoặc có báo cáo tuy nhiên báo cáo không đầy đủ, báo cáo không đúng định kỳ về tình hình quản lý và sử dụng nghĩa trang theo quy định của pháp luật;
+ Không ban hành đơn giá sử dụng dịch vụ, không công khai đơn giá sử dụng dịch vụ nghĩa trang và các cơ sở hỏa táng theo quy định của pháp luật hiện hành;
+ Lưu trữ tro cốt không đúng nơi quy định, hành vi lưu trữ tro cốt khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Khoảng cách an toàn từ hàng rào nghĩa trang, hàng rào của các cơ sở hỏa táng tối các khu vực dân cư, các khu công trình công cộng công đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng theo quy định của pháp luật;
+ Có hành vi không đóng cửa nghĩa trang khi không còn diện tích sử dụng, gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường;
+ Xây dựng phần mộ cho các cá nhân, sử dụng phần đất xây dựng mỗi cá nhân trong các khu vực nghĩa trang vượt quá diện tích theo quy định của pháp luật.
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với các đơn vị quản lý và vận hành cơ sở hỏa táng khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Hoạt động không đáp ứng đầy đủ điều kiện về năng lực theo quy định của pháp luật;
+ Giao cho những người không đáp ứng đầy đủ điều kiện và năng lực để vận hành các lò hỏa táng;
+ Không lập quy trình quản lý vận hành lò hỏa táng, có lập quy trình tuy nhiên lập quy trình không đúng quy định, thực hiện quy trình quản lý vận hành lò hỏa táng không đúng quy định đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
+ Không lập sổ theo dõi hồ sơ, không lưu giữ hồ sơ của các ca hỏa táng theo quy định của pháp luật;
+ Không báo cáo đầy đủ tình hình hoạt động và quản lý của các cơ sở hỏa táng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
– Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với các đối tượng được xác định là chủ đầu tư dự án khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Có hành vi đưa nghĩa trang, đưa các cơ sở hỏa táng vào sử dụng khi không đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
+ Khoảng cách từ các cơ sở hỏa táng được xây dựng ngoài nghĩa trang tới các khu vực đông dân cư, các khu công trình công cộng không đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, hành vi xây dựng mồ mả trái phép vượt quá diện tích đất cho phép thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên. Đồng thời, còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là bắt buộc phải xây dựng phần mộ đúng diện tích, đúng tiêu chuẩn cho phép theo quy định của pháp luật.
2. Diện tích đất tối đa cho phần mộ cá nhân được quy định là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của
– Diện tích đất sử dụng cho mỗi phần mộ hung táng, và phần mộ chôn cất một lần theo quy định của pháp luật tối đa sẽ không được vượt quá 05 mét vuông;
– Diện tích đất để sử dụng cho mỗi phần mộ cát táng theo quy định của pháp luật tối đa sẽ không được phép vượt quá 03 mét vuông.
Theo đó thì có thể nói, diện tích đất cho mỗi phần mộ hung táng và chôn cất một lần tối đa sẽ không được vượt quá 05 mét vuông. Đồng thời, diện tích đất cho mỗi phần một cát táng tối đa sẽ không được phép vượt quá 03 mét vuông.
3. Khi nào thì các phần mộ cá nhân bắt buộc phải di chuyển?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Nghị định 23/2016/NĐ-CP về nghĩa trang và cơ sở hỏa táng, có quy định cụ thể về vấn đề di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ. Cụ thể như sau:
– Các nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ bắt buộc sẽ phải di chuyển khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, cảnh quan xung quanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng không có khả năng khắc phục, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống môi trường của người dân và công cộng, không còn phù hợp với quy hoạch xây dựng và quy hoạch nghĩa trang của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Phục vụ cho các dự án phát triển đô thị, phát triển các khu công nghiệp và các công trình công cộng theo quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
+ Mộ vô chủ, các ngôi mộ không còn thân nhân chăm sóc.
– Các trách nhiệm và nghĩa vụ cần phải thực hiện khi di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ được quy định cụ thể như sau:
+ Thông báo chi tiết về việc di chuyển nghĩa trang và di chuyển các phần mộ riêng lẻ;
+ Tiến hành hoạt động công tác di chuyển vào các nghĩa trang được xây dựng và quản lý theo quy hoạch;
+ Trong quá trình di chuyển nghĩa trang và di chuyển phần mộ, cần phải đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện đầy đủ chính sách giải tỏa và đền bù theo quy định của pháp luật.
Trên đây là toàn bộ các trường hợp bắt buộc phải di chuyển đối với các phần mộ cá nhân theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 23/2016/NĐ-CP về nghĩa trang và cơ sở hỏa táng;
– Nghị định 98/2019/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật;
– Nghị định 16/2022/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính về xây dựng;
– Quyết định 149/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập Nghị định thay thế Nghị định 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng/
THAM KHẢO THÊM: