Xâm phạm tài sản của người bị tai nạn là hành vi lợi dụng hoàn cảnh bị tai nạn của người khác mà lấy tài sản của họ đi. Do đó hành vi này là hành vi trái pháp luật và có bị xử phạt theo quy định.
Mục lục bài viết
1. Xâm phạm tài sản của người bị tai nạn có bị xử phạt không?
Thực tế hiện nay, rất nhiều trường hợp xảy ra người dân bị tai nạn và tài sản của họ bị rơi ra đường. Lợi dụng lúc họ không thể chống cứ được hoặc không để ý, nhiều người đã lấy trộm đồ của họ hoặc trường hợp tài sản của họ bị rơi ra nhiều, họ không thể một mình lấy lại tài sản được và nhiều người đã tự ý xuống nhặt những tài sản đó và mang đi (trên mạng xã hội hay đời thực người ta hay gọi là hành vi hôi của).
Hành vi trên không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn là hành vi vi phạm đạo đức bởi trong lúc hoàn cảnh đang khó khăn, bị tai nạn có thể là bất tỉnh hoặc tỉnh táo nhưng không kịp nhặt tài sản bị rơi ra mà những người khác không giúp đỡ mà lại cố tình lấy đồ của người bị nạn.
Do đó, nếu đối tượng nào có hành vi xâm phạm đến tài sản của người bị nạn sẽ phải chịu chế tài của pháp luật.
2. Xâm phạm tài sản của người bị tai nạn bị xử phạt như thế nào?
Tùy vào từng mức độ của hành vi và hậu quả, đối tượng thực hiện hành vi vi phạm sẽ chịu xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng với hành vi của mình. Cụ thể như sau:
(1) Xử phạt vi phạm hành chính:
Căn cứ điểm b khoản 10 Điều 11
(2) Tùy vào hành vi và dấu hiệu tội phạm, hậu quả gây ra, đối tượng thực hiện hành vi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Công nhiêm chiếm đoạt tài sản” theo Điều 172 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, theo đó:
– Khung 1: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
Đối tượng có hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác với giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng, hoặc;
Đối tượng có hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác với giá trị dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm.
+ Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội cướp tài sản (Điều 168); tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169); tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170); tội cướp giật tài sản (Điều 171); tội trộm cắp tài sản (Điều 172); tội trộm cắp tài sản (Điều 173); tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174); tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175); tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290).
+ Gây hậu quả làm ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
+ Tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
– Khung 2: phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Có hành vi chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng.
+ Hành hung để tẩu thoát.
+ Tái phạm nguy hiểm.
+ Tài sản bị chiếm đoạt là hàng cứu trợ.
+ Công nhiên chiếm đoạt tài sản có trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng.
– Khung 3: phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
– Khung 4: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
+ Tài sản bị chiếm đoạt trọ giá từ 500 triệu đồng trở lên.
+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
– Ngoài ra, đối tượng thực hiện hành vi vi phạm có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
Đặc điểm khách quan dễ nhận thấy của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi ngang nhiên lấy tài sản của người sở hữu, quản lý tài sản đó mà người sở hữu, quản lý đó không thể làm gì được mặc dù biết mình bị chiếm đoạt tài sản. Thực tế, trong hoàn cảnh người bị tai nạn bị rơi tài sản chưa nhặt lại được, đối tượng có hành vi lấy những tài sản đó thì bản chất chính là hành vi công nhiên chiếm đoạt, được hiểu là hành vi chiếm đoạt với hình thức công khai, với thủ đoạn lợi dụng sự sơ hở của người quản lý tài sản hoặc lợi dụng hoàn cảnh khách quan là bị tai nạn. Người phạm tội ngang nhiên lấy tài sản trước mắt chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản mà họ không làm gì được. Điều này có nghĩa là không có biện pháp nào ngăn cản được hành vi chiếm đoạt của người phạm tội hoặc nếu có thì biện pháp đó cũng không mang lại hiệu quả, tài sản vẫn bị người phạm tội lấy đi một cách không khai.
Đối tượng thực hiện hành vi với lỗi cố ý, nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản từ trước nên đã lợi dụng hoàn cảnh tai nạn của người bị nạn để chiếm đoạt tài sản.
3. Có đơn bãi nại của người bị nạn thì người xâm phạm đến tài sản có bị khởi tố không?
Căn cứ khoản 1 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021 quy định chỉ được khởi tố vụ án hình sự về các tội khi có yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết, cụ thể gồm những tội sau:
– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021).
– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021).
– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021).
– Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 139 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021).
– Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 138 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021).
– Tội hiếp dâm (Điều 141 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021).
– Tội cưỡng dâm (Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021).
– Tội vu khống (Điều 156 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021).
– Tội làm nhục người khác (Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021).
Theo quy định trên, với tội công nhiêm chiếm đoạt tài sản nếu có đơn bãi nại của người bị nạn thì vẫn bị khởi tố vụ án để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021.
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Nghị định số 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.