Trị giá hải quan là là trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ cho mục đích tính thuế, thống kê hải quan, trị giá này phải phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Vậy, Xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện ra sao?
Mục lục bài viết
1. Xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu:
Hiện nay, theo quy định tại Điều 8 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì trị giá tính thuế được nêu định nghĩa như sau: Trị giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là trị giá hải quan theo quy định của Luật hải quan. Liên quan đến trách nhiệm này thì người khai hải quan sẽ tự tiến hành xác định trị giá hải quan theo nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc hoàn thiện hồ sơ gửi đến Tổng cục Hải quan để đề nghị xác định trước trị giá.
1.1. Phương pháp xác định trị giá hải quan xuất khẩu:
Khi tiến hành trị giá hải quan xuất khẩu đang được quy định tại khoản 3 ĐIều 4 Thông tư
– Trị giá hải quan sẽ phụ thuộc vào giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất. Theo đó, trong trường hợp này trị giá hải quan xuất khẩu được xác định trên cơ sở giá bán các bên đã thỏa thuận và ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại và các chứng từ liên quan phù hợp với hàng hóa thực xuất khẩu;
– Trường hợp không xác định được trị giá hải quan theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự trong cơ sở dữ liệu trị giá tại thời điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của hàng hóa đang xác định trị giá, sau khi quy đổi về giá bán tính đến cửa khẩu xuất. Trường hợp tại cùng thời điểm xác định được từ hai trị giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự trở lên thì trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự thấp nhất.
1.2. Phương pháp xác định trị giá hải quan nhập khẩu:
Theo quy định pháp luật hiện hành thì phương pháp xác định trị giá hải quan nhập khẩu sẽ có những điểm khác biệt so với phương pháp trị giá hải quan xuất khâu. Theo đó, Giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định bằng cách áp dụng tuần tự sáu phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Điều 6, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 Thông tư
– Có thể lựa chọn phương pháp trị giá giao dịch;
– Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt cũng là một trong những phương pháp có thể sử dụng;
– Đồng thời, việc xác định trị giá hải quan cũng có thể áp dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu;
– Ngoài ra, còn phải kể đến phương pháp trị giá khấu trừ;
– Phương pháp trị giá tính toán;
– Phương pháp suy luận.
Khi người khai hải quan đề nghị bằng văn bản thì trình tự áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phương pháp trị giá tính toán có thể hoán đổi cho nhau.
Lưu ý: Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan nhưng được thay đổi về đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan theo quy định của pháp luật thì thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.
Thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
2. Mục đích của việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?
Thuế nhập khẩu là loại thuế mà Chính phủ đánh vào các mặt hàng được nhập khẩu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Mục đích là để tăng nguồn thu vào ngân sách nhà nước, đồng thời giảm cạnh tranh với các mặt hàng sản xuất trong nước, cân bằng cán cân thương mại. Đôi khi, thuế nhập khẩu còn ngăn hành vi phá giá bằng cách tăng giá nhập khẩu. Theo Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm được quy định sau:
– Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế;
Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu; Những thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu có thể được áp dụng trên lãnh thổ Việt Nam nếu những hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ đã được thống nhất, thỏa thuận giữa các bên;
– Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu sẽ có những mức khác nhau, hiện nay bao gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và sẽ giải quyết với các cách như sau:
+ Thuế suất ưu đãi chỉ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
+ Đồng thời, thì thuế suất ưu đãi đặc biệt sẽ không áp dụng phổ biến cho tất cả các loại hàng hóa khác nhau mà chỉ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; Bên cạnh đó, trường hợp hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam cũng mới được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt;
– Đối với trường hợp áp dụng thuế suất thông thường: thì hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 5 của Luật này. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường.
Như vậy, Khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, người khai hải quan cần xác định trị giá hải quan để tính và xác định số thuế phải nộp. Hoạt động xác định trị giá hải quan nhằm mục đích tính thuế hoặc thống kê đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Cụ thể thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.
3. Xác định trị giá tính thuế sẽ sử dụng đồng tiền và tỷ giá nào?
Hiện nay, việc xác định trị giá tính thuế phải thống nhất sử dụng đồng tiền duy nhất, đó là được tính bằng đồng Việt Nam. Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định trị giá tính thuế là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Điều kiện được sử dụng loại tỷ giá này là đã hoàn tất việc công bố tại thời điểm tính thuế; Đồng thời, phải được đăng trên Báo Nhân dân, đã được đưa tin trên trang điện tử hàng ngày của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Đối với trường hợp vào các ngày không phát hành Báo Nhân dân, hoặc không đưa tin lên trang điện tử hoặc có phát hành, có đưa tin lên trang điện tử nhưng không thông báo tỷ giá hoặc thông tin chưa cập nhật đến cửa khẩu trong ngày thì tỷ giá tính thuế của ngày hôm đó sẽ được áp dụng theo tỷ giá tính thuế của ngày liền kề trước đó;
– Ngoài ra, tỷ giá tính thuế còn có thể được áp dụng theo tỷ giá tại ngày đối tượng nộp thuế đã kê khai, nhưng không quá 03 ngày liền kề trước ngày đăng ký Tờ khai hải quan đối với trường hợp đối tượng nộp thuế kê khai trước ngày đăng ký Tờ khai hải quan;
– Đối với các đồng ngoại tệ chưa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng thì cách xác đinh tỷ giá là thực hiện theo nguyên tắc ỷ giá tính chéo giữa tỷ giá đồng đô la Mỹ (USD) với đồng Việt Nam và tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ với các ngoại tệ đó do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016;
– Thông tư số 60/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
THAM KHẢO THÊM: