Xác định tranh chấp kinh doanh và thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại.
I. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Tố tụng dân sự 2004.
II. Luật sư tư vấn
Trên thực tế, khác với việc xác định các tranh chấp dân sự thông thường, việc xác định tranh chấp trong kinh doanh thương mại được xác định đựa vào Bộ luật tố tụng dân sự và qua đó có thể xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp của các cơ quan có thẩm quyền một cách chính xác và rõ ràng nhằm tránh sự nhầm lẫn..
Nhưng làm thế nào để xác định chính xác được đâu là một tranh chấp kinh doanh thương mại, đâu là một tranh chấp dân sự thông thường và xác định thẩm quyền giải quyết của tranh chấp đó? Như vậy chúng ta cần phải nắm rõ các đặc điểm của một vụ tranh chấp kinh doanh thương mại như sau:
Trước hết, thuật ngữ “tranh chấp” được hiểu là những bất đồng, mâu thuẫn phát sinh về quyền là lợi ích giữa các bên cùng tham gia một quan hệ mà quan hệ đó được điều chỉnh bởi các ngành luật khác nhau. Theo đó, tên gọi của một vụ tranh chấp được xác định thông qua ngành luật điều chỉnh chúng. Như vậy, một tranh chấp kinh doanh thương mại được hiểu là những mâu thuẫn, bất đồng xảy ra giữa các chủ thể tham gia quan hệ kinh doanh thương mại trong quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích đạt được lợi ích kinh tế cho các bên.
Theo Khoản 1 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 quy định rất rõ các tranh chấp nào được coi là tranh chấp kinhh doanh thương mại nhằm mục đích lọi nhuận như sau:
“1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt dộng kinh doanh, thương mại giữa các cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm
a) Mua bán hàng hoá
b) Cung ứng dịch vụ;
c) Phân phối;
d) Đại diện, đại lý;
đ) Ký gửi;
e) Thuê, cho thuê, thuê mua;
g) Xây dựng;
h) Tư vấn, kỹ thuật;
i) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa;
k) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển;
l) Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác;
m) Đầu tư, tài chính, ngân hàng;
n) Bảo hiểm;
o) Thăm dò, khai thác.”
Như vậy, theo điều khỏa này, tất cả các tranh chấp trên đều thuộc tranh chấp kinh doanh thương mại mang tính lợi nhuận và phát sinh ttrong quá trình kinh doanh của cá cá nhận tổ chức có đăng ký kinh doanh cụ thể, rõ ràng.
>>> Luật sư
Trong trường hợp giữa các cá nhận tổ chức không cần bắt buộc phải có đăng ký kinh doanh mà chỉ cần xác định mục đích lợi nhuận trong tranh chấp giữa các bên thì theo Khoản 2 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định như sau:
“Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận”.
Và theo Khoản 3 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự cũng quy định trường hợp về các tranh chấp giữa cá nhân, tổ chức như sau:
“Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty”.
Vì vậy, nếu tranh chấp xảy ra không liên quan đến vấn đề thành lập, hoạt động, giải thể, sát nhập hay chia tách của các hình thức hoạt động doanh nghiệp thì không xác định đó là một vụ tranh chấp kinh doanh thương mại mà tùy thuộc vào tính chất vụ việc mà xác định đó là tranh chấp dân sự thông thường hay các tranh chấp khác.
Do đó, cũng theo Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự, tất cả các tranh chấp thuộc các khoản 1,2,3,4 đều thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp của
Về điều kiện giải quyết tranh chấp cũng được quy định tại Điều 5 Luật trọng tài thương mại 2010 như sau:
“1. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
2. Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
3. Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác”.
Như vậy, điều kiện bắt buộc để giải quyết bằng trọng tài thương mại là giữa các chủ thể là phải có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận đó có hiệu lực. Và trong trường hợp này, Tòa án sẽ từ chối giải quyết vụ việc trừ trường hợp thỏa thuận vô hiệu hoặc không thể thực hiện được.
Tuy nhiên trên thực tế, Tòa án vẫn có thẩm quyền giải quyết tranh chấp mặc dù đã có thỏa thuận về trọng tài như sau:
“Điều 7 : Xác định Toà án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài
1. Trường hợp các bên đã có thỏa thuận lựa chọn một Tòa án cụ thể thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án được các bên lựa chọn.
2. Trường hợp các bên không có thỏa thuận lựa chọn Tòa án thì thẩm quyền của Tòa án được xác định như sau:
a) Đối với việc chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi cư trú của bị đơn nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của bị đơn nếu bị đơn là tổ chức. Trường hợp có nhiều bị đơn thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của một trong các bị đơn đó.
Trường hợp bị đơn có nơi cư trú hoặc trụ sở ở nước ngoài thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn;
b) Đối với việc thay đổi Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài vụ việc thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp;
c) Đối với yêu cầu giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài về thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi Hội đồng trọng tài ra quyết định;
d) Đối với yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi có chứng cứ cần được thu thập;
đ) Đối với yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng;
e) Đối với việc triệu tập người làm chứng thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi cư trú của người làm chứng;
g) Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết trọng tài.
3. Tòa án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là
Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”.