Xác định sự thật có nhặt được tiền hay không? Trình báo công an đến lục soát nhà khi có thông tin về việc nhặt được tiền tại thùng rác.
Xác định sự thật có nhặt được tiền hay không? Trình báo công an đến lục soát nhà khi có thông tin về việc nhặt được tiền tại thùng rác.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có cưu mang 1 cụ bà 60 tuổi. Nghe cụ kể là cụ làm nghề nhặt rác ở các cửa hàng, siêu thị. Một hôm có người ở siêu thị điện thoại đến nói là do camera nhìn thấy cọc tiền bị rớt vào sọt rác và cụ bà hằng ngày đều nhật rác trước cửa siêu thị nhặt được số tiền 50 triệu đồng ở trong bọc nilong đựng rác và đến xin lại. Nhưng thực tình là cụ không có nhặt được. Bây giờ họ trình báo công an đến lục soát nhà bà nhưng không gặp nên đòi bắt cụ về đồn. Cụ bị cao huyết áp bị xỉu và do sơ quá nên khi tỉnh bỏ nhà đi lang thang không dám về nhà. Cho hỏi nếu không tìm được gì thì cụ bà trên có bị phạm tội không? Tôi thấy trường hợp bà rất là tội nghiệp nên hỏi dùm mong trả lời sớm nhất có thể về địa chỉ mail của tôi để tôi báo cho bà biết mà đỡ sợ về nhà.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Như thông tin bạn đưa ra, bà cụ làm nghề nhặt rác quanh các cửa hàng siêu thị, có người đưa ra nội dung là bà cụ nhặt được số tiền 50 triệu đồng ở bọc nilong đựng rác và đến xin lại. Sau đó trình báo lên cơ quan công an và đang yêu cầu bắt cụ về đồn.
Thực tế bên phía bị mất tiền phải có đủ căn cứ chứng minh bà cụ đang chiếm giữ số tiền bị rơi 50 triệu mà bà không chịu trả. Nếu xác định được hành vi như vậy theo quy định tại Bộ luật hình sự thì bà cụ có thể bị chịu trách nhiệm hình sự như sau:
“Điều 141. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên hoặc cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá có giá trị đặc biệt, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý việc khẳng định bà cụ có nhặt được tiền thì phải có đầy đủ căn cứ, nếu không đầy đủ căn cứ bà cụ có thể tố cáo lại về hành vi vu khống, việc công an đến nhằm mục đích điều tra xem xét giải quyết.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Tội chiếm giữ trái phép tài sản
– Tố giác hành vi chiếm đoạt tài sản
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật dân sự trực tuyến miễn phí qua điện thoại