Khai sinh và vai trò của khai sinh? Nội dung đăng ký khai sinh? Xác định quê quán khi đăng ký khai sinh? Thủ tục đăng ký khai sinh?
Khai sinh là một hoạt động vô cùng quan trọng của khi mỗi cá nhân được sinh ra, đây là hoạt động ghi nhận trẻ em mới được sinh ra là công dân Việt Nam. Hoạt động đăng ký khai sinh bao gồm nhiều nội dung khác nhau, xác định họ tên, quốc tịch, dân tộc, quê quán,… của trẻ em được khai sinh, trong đó hoạt động xác định quê quán của trẻ em là hoạt động vô cùng quan trọng. Dưới đây Luật Dương Gia sẽ cung cấp về thông tin tư vấn về hoạt động xác định quê quán khi đăng ký khai sinh.
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
1. Khai sinh và vai trò của khai sinh
Đăng ký khai sinh là đăng ký sự kiện sinh ra cho một đứa trẻ mới được sinh ra tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đăng ký khai sinh là một nội dung của đăng ký hộ tịch theo quy định tại Khoản 1 Điều 3
Vai trò của việc đăng ký khai sinh
Vai trò của đăng ký khai sinh đối với việc quản lý nhà nước: Nhà nước đăng ký khai sinh cho công dân là để Nhà nước quản lý về mặt pháp lý từng người dân, qua đó quản lý toàn bộ dân sự trong cả nước, nắm bắt được biến động tự nhiên về dân cư. Công tác đăng ký khai sinh là ghi nhận mặt pháp lý sự tồn tại của một cá nhân, là cơ sở ràng buộc trách nhiệm giữa Nhà nước và công dân, từ đó phát sinh trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo đời sống người dân, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Đồng thời, Giấy khai sinh giúp góp phần hỗ trợ hoạt động các cơ quan nhà nước trong việc xác định nhân thân của một cá nhân.
Vai trò của đăng ký khai sinh đối với công dân: Đăng ký khai sinh là quyền của công dân, được pháp luật quốc tế và Việt Nam ghi nhận. Đăng ký khai sinh có vai trò, ý nghĩa là sự ghi nhận về mặt pháp lý tình trạng nhân thân của một người được sinh ra, thông qua đăng ký khai sinh, cá nhân được cấp Giấy khai sinh, là cơ sở xác định nguồn gốc các mối quan hệ nhân thân, quan hệ gia đình; là một trong những chứng cứ pháp lý tạo ra sự ràng buộc về mặt pháp lý giữa Nhà nước và công dân và có giá trị chứng minh đối với các mối quan hệ khác trong xã hội. Đăng ký khai sinh cho một cá nhân là cơ sở đầu tiên để cá nhân trở thành công dân một quốc gia, làm phát sinh quyền của mình, công dân thực hiện được các quyền của mình được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
Sau khi được đăng ký khai sinh cá nhân được cơ quan đăng ký cấp Giấy khai sinh có ghi đầy đủ các thông tin liên quan đến nhân thân của cá nhân như: Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, số định danh cá nhân, giới tính, dân tộc, quốc tịch, quê quán và thông tin về cha mẹ…. Giấy khai sinh là giấy tờ tùy thân đầu tiên của một cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp để xác nhận pháp lý về sự hiện diện của cá nhân đó.
2. Nội dung đăng ký khai sinh? Xác định quê quán khi đăng ký khai sinh
Nội dung đăng ký khai sinh là thông tin bảo hộ cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch, nội dung đăng ký khai sinh bao gồm:
– Thông tin của người được đăng ký khai sinh Họ, chữ đệm và tên, giới tính; ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh; quê quán; dân tộc, quốc tịch;
– Thông tin của cha, tôi người được đăng ký khai sinh: Hồ, chữ đệm và tên, năm sinh, dân tộc, quốc tịch; cư trú,
– Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh
Nhằm bảo đảm tính thống nhất trong việc áp dụng các quy định của BLDS, Luật HN&GÐ, các quy định pháp luật khác có liên quan khi đăng ký khai sinh; bảo đảm chặt chẽ trong việc xác định nội dung đăng ký khai sinh, Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về xác định nội dung đăng ký khai sinh như sau:
– Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thế hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì xác định theo tập quán.
– Quốc tịch của trẻ em được xác định theo quy định của pháp luật quốc tịch,
– Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh được cấp khi đăng ký khai sinh Thủ tục cấp số định danh cá nhân được thực hiện theo quy định của Luật Căn cước công dân và Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân, trên cơ sở bảo đảm đồng bộ với Luật Hộ tịch và Nghị định này
– Ngày, tháng, năm sinh được xác định theo Dương lịch. Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
Đối với trẻ em sinh tại cơ sở y tế thì nơi sinh phải ghi rõ tên của cơ sở y tế và tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi có cơ sở y tế đó, trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế thì ghi rõ tên đơn vị hành chính cấp xã huyện, tỉnh nơi trẻ em sinh ra.
– Quê quán của người được đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 của Luật Hộ tịch. Như vậy, đối với câu hỏi được đặt ra, thì có thể trả lời như sau:
Căn cứ Khoản 8 Điều 4 Luật hộ tịch 2014 quy định như sau:
“8. Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.”
Điểm đ) Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:
“Quê quán của người được đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 của Luật Hộ tịch.”
Và trong
Theo Từ điển Tiếng Việt quy định: Quê quán: là nơi cha sinh (khai sinh theo họ cha), là nơi mẹ sinh ( khai sinh theo họ mẹ).
Như vậy, quê quán trong đăng ký khai sinh cho con là nơi cha sinh ra hoặc nơi mẹ sinh ra, nếu bạn sinh ra tại Ninh Bình thì quê quán của con bạn là Ninh Bình. Tuy nhiên hai vợ chồng bạn có quyền thỏa thuận lấy quê quán của cha hoặc của mẹ đều được. Do đó, con theo họ bố lấy quê quán của mẹ thì vẫn đúng quy định pháp luật.
3. Thủ tục đăng ký khai sinh
Người đi đăng ký khai sinh nộp một bộ hồ sơ bao gồm: Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu do Bộ Tư pháp; Giấy chứng sinh do cơ sở y tế (bệnh viện, trạm y tế, nhà hộ sinh…) nơi trẻ em sinh ra cấp. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp các văn bản, giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch, đó là văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có biên bản xác nhận việc trẻ em bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp ủy quyền đi đăng ký khai sinh phải có văn bản ủy quyền đã được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, phạm vi ủy quyền có thể gồm toàn bộ công việc theo trình tự, thủ tục, đăng ký hộ tịch từ khi nộp hồ sơ đến khi nhận kết quả. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.
Người yêu cầu đăng ký khai sinh phải xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân. Trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì còn phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn.
Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp- hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định vào sổ hộ tịch, cập nhật vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy số định danh cá nhân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.