Xác định ngày nộp thuế điện tử? Quy định về việc xác định ngày đã nộp thuế?
Trong giai đoạn hiện nay, khi cuộc sống con người đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, việc tiếp cận với khái niệm thuế đến với người dân cũng trở nên phổ biến và rộng rãi hơn. Ta nhận thấy rằng thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, có ý nghĩa và vị trí hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt vai trò của thuế đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Với những vai trò quan trọng như thế thì những quy định của pháp luật về việc nộp thuế lại càng được quan tâm. Chính vì thế mà bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu quy định về việc xác định ngày đã nộp thuế? Ngày nộp thuế được xác định là ngày nào?
Mục lục bài viết
1. Xác định ngày nộp thuế điện tử:
Quy định về việc xác định ngày đã nộp thuế:
Cách xác định thời gian nộp hồ sơ thuế điện tử, nộp thuế điện tử của các chủ thể là những người nộp thuế và thời gian cơ quan thuế gửi thông báo, quyết định, văn bản cho chủ thể là người nộp thuế được quy định cụ thể tại Thông tư 19/2021/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế, trong đó, chứng từ điện tử. Cụ thể, theo Điều 58 Thông tư 19/2021/TT-BTC có nội dung sau đây:
“Điều 58. Xác định ngày đã nộp thuế
1. Trường hợp nộp tiền thuế không bằng tiền mặt, ngày đã nộp thuế là ngày Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, tổ chức dịch vụ trích tiền từ tài khoản của người nộp thuế hoặc người nộp thay và được ghi nhận trên chứng từ nộp tiền thuế.
2. Trường hợp nộp tiền thuế trực tiếp bằng tiền mặt, ngày đã nộp thuế là ngày Kho bạc Nhà nước, cơ quan quản lý thuế hoặc tổ chức được ủy nhiệm thu thuế cấp chứng từ thu tiền thuế.
Thời gian cơ quan thuế gửi thông báo, quyết định, văn bản cho người nộp thuế được xác định là trong ngày nếu hồ sơ được ký gửi thành công trong khoảng thời gian từ 00:00:00 giờ đến 23:59:59 giờ của ngày.”
Như vậy, ta nhận thấy, ngày nộp thuế điện tử được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 58 được nêu trên. Cụ thể ngày đã nộp thuế là ngày Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, tổ chức dịch vụ trích tiền từ tài khoản của người nộp thuế hoặc người nộp thay và được ghi nhận trên chứng từ nộp tiền thuế.
Cũng theo quy định được nêu trên, về thời gian nộp hồ sơ thuế điện tử, nộp thuế điện tử, các chủ thể là những người nộp thuế được thực hiện các giao dịch thuế điện tử 24 giờ trong ngày (kể từ 00:00:00 giờ đến 23:59:59 giờ) và cụ thể là 7 ngày trong tuần, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ và ngày Tết. Thời gian chủ thể là người nộp thuế nộp hồ sơ được xác định là trong ngày nếu hồ sơ được ký gửi thành công trong khoảng thời gian từ 00:00:00 giờ đến 23:59:59 giờ của ngày.
Thời điểm xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử được xác định cụ thể như sau:
– Đối với hồ sơ đăng ký thuế điện tử: Đối với hồ sơ đăng ký thuế điện tử thì thời điểm xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử được xác định cụ thể là ngày hệ thống của cơ quan thuế nhận được hồ sơ và được ghi trên Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế điện tử của cơ quan thuế gửi cho chủ thể là người nộp thuế (theo mẫu số 01-1/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư 19/2021/TT-BTC).
– Đối với hồ sơ khai thuế (trừ các hồ sơ khai thuế thuộc trường hợp cơ quan quản lý thuế tính thuế, thông báo nộp thuế theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP) thì thời điểm xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử được xác định cụ thể là ngày hệ thống của cơ quan thuế nhận được hồ sơ và được ghi trên Thông báo tiếp nhận hồ sơ khai thuế điện tử của cơ quan thuế gửi cho người nộp thuế (theo mẫu số 01-1/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư này) nếu hồ sơ khai thuế được cơ quan thuế chấp nhận tại Thông báo chấp nhận hồ sơ khai thuế điện tử của cơ quan thuế gửi cho người nộp thuế (theo mẫu số 01-2/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư 19/2021/TT-BTC).
Còn riêng đối với hồ sơ khai thuế có bao gồm tài liệu kèm theo được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính: Thời điểm xác nhận nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật sẽ được tính theo ngày chủ thể là người nộp thuế hoàn thành việc nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Đối với các hồ sơ không thuộc quy định tại điểm được nêu cụ thể bên trên thì thời điểm xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử được xác định cụ thể là ngày hệ thống của cơ quan thuế nhận được hồ sơ và được ghi trên Thông báo chấp nhận hồ sơ điện tử của cơ quan thuế gửi cho người nộp thuế (theo mẫu số 01-2/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư 19/2021/TT-BTC).
Thời điểm xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử nêu tại cụ thể trên đây cũng chính là căn cứ quan trọng nhằm mục đích để cơ quan thuế xác định thời gian nộp hồ sơ thuế; tính thời gian chậm nộp hồ sơ thuế hoặc tính thời gian để nhằm có thể giải quyết hồ sơ thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành và các quy định tại Thông tư 19/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Như vậy, pháp luật cũng đã quy định khá cụ thể về thời điểm xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử. Việc ban hành quy định này có ý nghĩa cũng như đóng góp những vai trò đặc biệt quan trọng để đảm bảo quá trình nộp hồ sơ thuế điện tử trở nên chính xác và thuận tiện, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế.
2. Quy định về việc xác định ngày đã nộp thuế:
Việc xác định ngày đã nộp thuế được quy định tại Điều 30
– Ngày đã nộp thuế của các chủ thể theo quy định pháp luật được xác định là ngày:
+ Ngày đã nộp thuế đối với nộp thuế bằng tiền mặt, chuyển khoản: Ngày nộp tiền thuế là ngày cơ quan, tổ chức thu tiền thuế xác nhận, ký, đóng dấu trên chứng từ nộp thuế của người nộp thuế.
+ Ngày đã nộp thuế đối với nộp thuế bằng các hình thức giao dịch điện tử: Ngày nộp tiền thuế là ngày người nộp thuế thực hiện giao dịch trích tài khoản của mình tại ngân hàng, tổ chức tín dụng để nộp thuế và được hệ thống thanh toán của ngân hàng, tổ chức tín dụng phục vụ người nộp thuế (CoreBanking) xác nhận giao dịch nộp thuế đã thành công.
+ Cơ quan thuế sẽ có trách nhiệm phải thực hiện bù trừ trong trường hợp chủ thể là người nộp thuế vừa có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa vừa có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ trên Quyết định về việc hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước mẫu số 02/QĐHT được ban hành kèm theo Thông tư.
– Pháp luật cũng quy định cụ thể ngày đã nộp thuế thuộc năm nào thì hạch toán số thu ngân sách nhà nước năm đó.
Trên đây là nội dung quy định về việc xác định ngày đã nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc ban hành quy định về việc xác định ngày đã nộp thuế có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn.
Thực tế thì thuế là một khoản nguồn thu vào ngân sách nhà nước, theo đó thuế đóng một vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người. Thuế sẽ giúp tăng khoản tiền vào ngân sách của nhà nước, từ đó khoản ngân sách nãy sẽ giải quyết các vấn đề để nhằm mục đích có thể đảm bảo các phúc lợi về xã hội cho các đối tượng theo chính sách của nhà nước. Thuế cũng sẽ tối đa hỗ trợ việc cân bằng về mức độ giàu nghèo theo đó tránh sự phân biệt sự giàu nghèo trong xã hội hiện nay. Vì chủ thể phải nộp hầu hết là những chủ thể có mức thu nhập từ công việc, kinh doanh,…cao vượt khỏi khoản mức quy định phải tính chịu thuế của pháp luật.
Không chỉ dừng ở đó, việc các chủ thể thực hiện đóng thuế còn giúp tăng trưởng phát triển về kinh tế, xã hội của người dân. Từ đó nguồn nhân lực được thúc đẩy, hiệu suất làm việc cũng tăng lên đồng thời tính cạnh tranh được đảm bảo sự công bằng, liêm chính. Cùng với đó thì việc nộp thuế khi có yêu cầu nộp thuế của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ được thực hiện việc xác nhận, kê khai về các khoản và nguồn thu nhập. Cũng chính vì thế mà khi chủ thể tiến hành kê khai thì phải đảm bảo nguồn thu nhập của chủ thể phải được thu từ các nguồn hợp pháp theo quy định pháp luật.
Trên thực tế thì nghĩa vụ nộp thuế là một nghĩa vụ bắt buộc với các đối tượng theo quy định của pháp luật, khi nộp thuế các chủ thể là những người nộp thuế phải thực hiện theo quy định của pháp luật về trình tự thủ tục nhất định.
Hiện nay nghĩa vụ nộp thuế của các chủ thể thuộc nhóm một là nghĩa vụ theo luật định. Cụ thể là khi các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế, những chủ thể này có hành vi tác động lên đối tượng chịu thuế hay có nghĩa là thực hiện hành vi chịu thuế thì phải có nghĩa vụ đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và thực hiện các thủ tục về thuế theo quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó chúng ta cũng có thể thấy, bởi vì có tính phức tạp và yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý thuế nên thủ tục tiến hành thu thuế cũng như hoạt động quản lý đối với việc nộp thuế sẽ đòi hỏi phải ngày càng tỉ mỉ, có tính chuyên môn hóa cao.