Xác định ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Quyền lợi của người lao động khi làm trong môi trường này.
Tóm tắt câu hỏi:
Bố em sinh năm 1962, bố em bắt đấu đi làm và bắt đầu đóng bảo hiểm vào tháng 3 năm 1996. Công viêc ghi trong hợp đồng là “công nhân nghiền sàng đá”.Tháng 7 năm 2001 bố em có quyết định chuyển sang làm” công nhân khoan bắn nổ mìn”.Hôm trước bố em xuống làm thủ tục để về hưu trước tuổi thì công ty nói với bố em. 1.Nếu bố em về hưu vào tháng 3/2016 thì bố em sẽ về hưu trước tuổi 6 năm và sẽ bị trừ 12% lương hưu. 2.Công nhân nghiền sàng đá không phải la ngành nghề nặng nhọc độc hại ma chỉ có công nhân khoan bắn nổ mìn mới là ngành nghề nặng nhọc độc hại. Như vậy phải tới tháng 7 năm 2016 bố em mới đủ 15 năm làm công việc nặng nhọc độc hại khi đó mới đươc tính tuổi về hưu là 55 tuổi. Có nghĩa nếu tháng 7/2016 bố em về hưu thì mới được tính là về hưu trước tuổi 1 năm và bị trừ 2% lương hưu. Em xin hỏi các anh các chị xem công ty nói với bố em như vậy là đúng hay sai và nếu bố em vê hưu thì thời điểm về hưu là khi nào thì có lợi nhất ạ. Em đang phân vân không biêt công nhân nghiền sàng đá có phải là ngành nghề nặng nhọc độc hại như lời công ty nói hay không. E xin chân thành cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Bố bạn ký hợp đồng với công ty với công việc là “công nhân nghiền, sàng đá”. Việc công ty cho rằng công nhân nghiền sàng đá không phải là ngành nghề nặng nhọc độc hại là sai. Vì theo Quyết định 915 của Bộ Lao động thương binh và xã hội ngày 30/7/1996 thì vận hành máy nghiền, sàng đá là ngành nghề nặng nhọc, độc hại,nguyên hiểm. Theo đó thì vận hành máy nghiền sàng đá làm việc ngoài trời, chịu tác động của ồn, rung và bụi nồng độ rất cao. Sau đó, bố bạn chuyển sang “công nhân khoan bắn nổ mìn” đây là ngành nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Quyết định 915 của Bộ lao động thương binh và xã hội ngày 30/7/1996.
Bố bạn sinh năm 1962. Đến tháng 3/2016, bố bạn 54 tuổi. Bố bạn đóng bảo hiểm từ tháng 3/1996 đến tháng 3/2016 là được 20 năm đóng bảo hiểm và làm công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm được 20 năm. Theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 54
“b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;;”
Nếu tháng 3/2016 mà bố bạn xin về hưu trước tuổi thì bố bạn về hưu trước tuổi 1 năm và bị trừ 2% tiền lương hưu (Khoản 3 Điều 56
Độ tuổi nghỉ hưu với công việc của bố bạn là 55 tuổi đến 60 tuổi. Bố bạn hiện đã 54 tuổi, vậy bạn nên khuyên bố bạn làm thêm 1 năm để đủ tuổi về hưu là 55 tuổi. Khi đó, quyền lợi của bố bạn được đảm bảo nhất không bị trừ tiền lương hưu do về hưu trước tuổi.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi Luật sư, Công ty tôi đang hoạt động trong lĩnh vực may mặc, hiện tại chúng tôi đang phân loại điều kiện làm việc cho một số vị trí, và chúng tôi có một số thắc mắc mong luật sư giải đáp giúp:
1. Công ty tôi hiện đang có vị trí lái xe nâng, làm các công việc vận chuyển bán thành phẩm trong phạm vi công ty, vậy theo quy định của pháp luật, công việc này thuộc công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm hay công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?
2. Hiện nay, công ty tôi có bếp ăn tập thể, mỗi ngày nấu hơn 650 suất ăn, có 06 nhân viên cấp dưỡng. Trong 06 người này chúng tôi phân chia 02 người sơ chế thức ăn và đứng nấu bếp, 04 người còn lại làm công việc sơ chế thức ăn, dọn bàn, rửa chén bát. Vậy theo quy định của pháp luật, công việc của 06 nhân viên này có được đưa vào danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Việc xác định người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm căn cứ vào Danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ lao động – Thương binh và Xã hội ban hành; ngoài tên gọi chức danh nghề có kèm theo mô tả đặc điểm điều kiện lao động.
– Đối với công việc lái xe nâng, theo Quyết định 915/LĐTBXH-QĐ có quy định nghề lái xe nâng hàng trong kho xăng, dầu và các sản phẩm hoá dầu là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Theo như bạn trình bày, công việc của công ty bạn là công việc vận chuyển bán thành phẩm trong phạm vi công ty – đây là công ty may mặc do đó nghề lái xe nâng này không phải là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
– Đối với công việc nấu ăn: Theo