Bồi thường thiệt hại theo bộ luật dân sự 2015? Xác định mức bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm? Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm?
Quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe là nhóm quyền nhân thân của mỗi người chúng ta được nhà nước và pháp luật ghi nhận, Theo đó thì không ai được xâm phạm tới tính mạng của người khác. Khi xâm phạm tới tính mạng của người khác gây thiệt hại đối với người đó thì quan hệ bồi thường thiệt hại cũng phát sinh. Vậy xác định mức bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Tổng đài Luật sư
1. Bồi thường thiệt hại theo bộ luật dân sự 2015
Như chúng ta đã biết trên thực tế thì việc bồi thường là một hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế, được tính thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.
Đối với các trường hợp trên thực tế chúng ta có thể hiểu về bồi thường thiệt hại về tính mạng là một trách nhiệm dân sự phát sinh khi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại đến tính mạng của người khác. Một người chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự là bồi thường về tính mạng cho người khác khi người đó có lỗi và việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tính mạng được quy đinh tại bộ luật dân sự 2015. Căn cứ theo quy định tại Điều 591 Bộ luật dân sự 2015.
2. Xác định mức bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
Tại Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm Bộ Luật dân sự 2015 quy định:
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Theo quy định như trên chúng ta có thể đưa ra một số ý kiến đó là khi tính mạng bị xâm phạm thì thiệt hại tinh thần sẽ được xác định và người bị thiệt hại được một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Về nguyên tắc, mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên tự thỏa thuận. Tuy nhiên, nếu các bên không thỏa thuận được thì đối với trường hợp tính mạng bị xâm phạm thì mức bồi thường tổn thất về tinh thần tối đa không quá 100 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (khoản 2 Điều 591 bộ luật dân sự 2015); đối với trường hợp sức khỏe bị xâm phạm thì mức bồi thường tổn thất về tinh thần tối đa không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (khoản 2 Điều 590 bộ luật dân sự 2015).
Ngoài ra theo những quy định khác mà pháp luật ban hành ra đối với việc xác định chi phí mai táng là một vấn đề không đơn giản vì ở mỗi địa phương, vùng miền trên đất nước đều có những phong tục, tập quán riêng. Đó được coi là một trong những nét đặc trưng riêng của từng địa phương và được Nhà nước tôn trọng. Chính vì lẽ đó nên việc xác định chi phí cho việc mai táng phải dựa trên những chi phí hợp lý và đảm bảo yếu tố phù hợp. Theo hướng dẫn của
Bên cạnh đó, đối với tính mạng bị xâm phạm, mức bồi thường tổn thất tinh thần hiện nay là 100 tháng lương cơ sở theo quy định của pháp luật. Chúng ta có thể thấy mức bồi thường này vẫn còn thấp khi đặt trong một số trường hợp cụ thể, ví dụ như: bị hại là con duy nhất trong gia đình; bị hại là con trai duy nhất trong dòng họ; bị hại là người trẻ tuổi;… Hơn nữa, Khoản 4 Điều 27 của
Như vậy có thể thấy đối với mức tối thiểu đối với khoản tiền bồi thường tổn thất tinh thần do tính mạng bị xâm phạm hiện nay chưa có quy định cụ thể. Tuy nhiên để phù hợp với mức bồi thường tổn thất tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm, theo tôi cần quy định mức bồi thường tổn thất tinh thần do tính mạng bị xâm phạm trên mức tối đa của bồi thường tổn thất tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm Từ đó có thể thấy rằng việc giải quyết bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm là vấn đề quan trọng nhằm kịp thời bù đắp những thiệt hại cho bị hại hoặc người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bị hại do hành vi vi phạm pháp luật của người khác gây ra. Đây là chế định vừa có ý nghĩa về vấn đề lập pháp và ý nghĩa về xã hội, do đó cần có quy định chặt chẽ để đảm bảo cho việc áp dụng vào thực tiễn để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng mới được chính xác, khách quan và công bằng.
3. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
Căn cứ dựa trên điều 584 bộ luật dân sự 2015 quy định thì theo đó trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự (trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng) chỉ phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:
Yếu tố đầu tiên để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó là phải có thiệt hại xảy ra. Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn hại về tinh thần. Thiệt hại về vật chất bao gồm các thiệt hại về sức khỏe bị xâm phạm quy định tại Điều 590 của bộ luật dân sự 2015; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định tại Điều 591 của bộ luật dân sự 2015. Thiệt hại do tổn hại về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe bị xâm phạm mà người bị hại, hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích, người gần gũi nhất của người bị hại phải gánh chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm.
Yếu tố thứ hai để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó là phải có hành vi trái pháp luật có nghĩa là hành vi trái pháp luật là hành vi xử sự cụ thể của con người thực hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với quy định của pháp luật.
Yếu tố thứ ba để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó là phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
Yếu tố thứ tư để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó là phải có lỗi cố ý hoặc vô ý của người gây ra thiệt hại có nghĩa là hành vi cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây ra thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn nhưng vẫn để mặc cho thiệt hại xảy ra. Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy tra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung xác định mức bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.