Xác định diện tích đất còn lại sau khi hiến tặng làm đường giao thông nông thôn. Giải quyết tranh chấp về lối đi chung.
Xác định diện tích đất còn lại sau khi hiến tặng làm đường giao thông nông thôn. Giải quyết tranh chấp về lối đi chung.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: gia đình tôi đang tranh chấp đường đi với một gia đình khác. Trước đây con đường đi hiện trạng có chiều rộng là 4m, nay hiện trạng là 6m. Phần diện tích đất con đường tăng lên do hộ ông A (người đang trực tiếp tranh chấp đường đi với gia đình tôi) hiến tặng để làm đường giao thông nông thôn, chưa có quyết định thu hồi hay biên bản hiến tặng gì. Theo tôi được biết năm 2013 thì hộ gia đình đang tranh chấp với gia đình tôi có làm thủ tục cấp đổi giấy CN QSDĐ, trong quyết định và biên bản xác định mốc ranh giới thửa đất hộ gia đình này thửa nhận ranh giới đất chỉ đến bờ tường xi măng xây, diện tích giảm từ 1500 m2 xuống còn 1300m2, được UBND huyện cấp đổi GCN QSDD thể hiện diện tích thửa đất gần con đường đang tranh chấp còn là 1300m2 và thể hiện con đường có chiều rộng 6m. Chưa có quyết định thu hồi cấp đổi diện tích giảm xuống. Vậy xin luật sư tư vấn giùm, việc gia đình tôi căn cứ vào giấy CN QSDĐ đổi thể hiện diện tích thực tế sử dụng của ông A chỉ có 1300 m2 (việc này ông A đã thửa nhận tại đơn xin đăng ký QSDĐ cấp đổi lại và biên bản xác định mốc ranh giới thửa đất của gia đình ông A là chỉ sử dụng đến hàng rào bê tông) và phần diện tích con đường là 6m là đúng không. Con đường này là đường đi công cộng. Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Điều 166, Điều 167 Luật đất đai 2013 xác định quyền của người sử dụng đất bao gồm:
– Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
– Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
– Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
– Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
– Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
– Quyền chuyển đổi, chuyền nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất;
Như thế, việc người sử dụng đất hiến tặng đất của mình cho nhà nước để làm đường được nhà nước khuyến khích. Căn cứ khoản 4 Điều 146 Luật đất đai 2013 thì:
Cộng đồng dân cư xây dựng, chỉnh trang các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp hoặc Nhà nước hỗ trợ thì việc tự nguyện góp quyền sử dụng đất, bồi thường hoặc hỗ trợ do cộng đồng dân cư và người sử dụng đất đó thỏa thuận.
Như vậy, người sử dụng đất chỉ cần làm
Tuy nhiên, nếu đây chỉ là đường đi công cộng thì ông A hoàn toàn có quyền hiến tặng quyền sử dụng đất của mình. Còn nếu đây là lối đi chung giữa hai nhà và ảnh hưởng tới lợi ích của gia đình bạn thì gia đình bạn có quyền:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân hoặc khởi kiện ra Tòa án để giải quyết tranh chấp lối đi. Nhà nước khuyến khích hòa giải tranh chấp đất đai theo Điều 202 Luật đất đai 2013:
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.