Nhà nước Văn Lang được ra đời vào khoảng thế kỷ 8 đến 7 TCN, ở các vùng đồng bằng ven các sông lớn. Thời Văn Lang, mâu thuẫn giàu và nghèo được đẩy lên từ khi người giàu được bầu đứng đầu trông coi mọi việc. Nhằm giúp các bạn đọc có thêm kiến thức ôn tập, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc bài viết: Xã hội Văn Lang có những tầng lớp nào? Hãy thử vẽ sơ đồ?
Mục lục bài viết
1. Xã hội Văn Lang có những tầng lớp nào? Hãy thử vẽ sơ đồ?
– Xã hội Văn Lang gồm có những tầng lớp:
+ Đứng đầu nhà nước là vua, gọi là Hùng Vương
+ Giúp việc cho vua Hùng cai quản đất nước là các lạc hầu, lạc tướng. Vua, lạc hầu, lạc tướng thuộc tầng lớp giàu có, khá giả trong xã hội.
+ Dân thường thì được gọi là lạc dân. Thời xưa khi Giao Chỉ chưa có quận huyện, thì đất đai có Lạc Điền, ruộng ấy là ruộng cấy theo con nước thủy triều. Dân khai khẩn ruộng ấy mà ăn được gọi là Lạc Dân.
+Tầng lớp thấp nhất và kém nhất, nghèo là nô tì. Họ sống và phục vụ trong các nhà giàu, địa chủ hoặc được tuyển vào cung phục vụ vua, chúa, quan lại triều đinhf.
– Sơ đồ nhà nước Văn Lang:
2. Một số tìm hiểu chung về nhà nước Văn Lang:
2.1. Hoàn cảnh ra đời của nhà nước Văn Lang:
– Vào khoảng các thể kỷ 8 đến 7 trước Công nguyên, ở các vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay (chủ yếu trên vùng đất ven sông Hồng từ Ba Vì – Hà Nội đến Việt Trì – Phú Thọ, đã dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi với nhau về tiếng nói và phương thức sản xuất kinh tế cũng đã dần phát triển và tiến bộ.
– Trong các chiềng, chạ, những người giàu và có tiếng nói nhất được bầu làm người đứng đầu để trông coi mọi việc; một số ít nghèo khổ, phải rơi vào cảnh làm nô tỳ. Mâu thuẫn giai cấp giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm.
– Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn. Từ đó phát sinh nhu cầu trị thủy, bảo vệ mùa màng, cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản chống lại lụt lội, bảo vệ mùa màng (làm thủy lợi)
-Xung đột, tranh chấp giữa các bộ lạc Lạc Việt, giữa người Lạc Việt với các bộ tộc khác. Dẫn đến nhu cầu cần có thủ lĩnh chỉ đạo các cuộc đấu tranh chống xung đột.
-Có quan niệm cho đến nay quan niệm dân gian vẫn coi nước Văn Lang đời Hùng Vương ra đời cách đây khoảng 4000 năm. Từ truyền thuyết về Âu Cơ và Lạc Long Quân, nhà nước Văn Lang ra đời trong thời kỳ người đàn ông làm chủ vì có những chi tiết như: trăm người con trai hay con trai trưởng làm vua nhưng giai đoạn này bị ảnh hưởng rất lớn bởi xã hội thị tộc mẫu hệ. Bởi Nhà nước được xây dựng và phát triển theo tổ chức xã hội của người mẹ Âu Cơ chứ không phải từ cha Lạc Long Quân. Mẫu hệ còn in dấu không chỉ ở mỗi thời vua Hùng Vương mà còn cả trong thời Âu Lạc hay trong các cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu,…
> Nhà nước Văn Lang đã ra đời trong hoàn cảnh phức tạp trên.
2.2. Phạm vi lãnh thổ của nhà nước Văn Lang:
Nhà nước Văn Lang có lãnh thổ phía đông giáp Biển Đông (tức Nam Hải), Tây tới Ba Thục, Bắc tới hồ Động Đình, Nam tới nước Hồ Tôn Tinh (còn gọi là nước Hồ Tôn, sau này là Chiêm Thành), lãnh thổ chia thành 15 bộ, còn gọi là quân. Những nghiên cứu sau này dựa trên các di tích văn hóa đồ đồng đã được phát hiện, cho thấy lãnh thổ nước Văn Lang bao gồm khu vực Bắc Bộ và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay, có thể kéo dài tới Quảng Trị.
2.3. Những thành tựu của nhà nước Văn Lang:
Dưới thời nhà nước Văn Lang, phát triển mạnh về nông nghiệp. Theo những ghi chép lịch sử để lại, cư dân Văn Lang đã biết trồng lúa nước, theo nước triều lên xuống mà làm ruộng, biết khắc chế lại với thiên tai tự nhiên. Người dân dưới thời Văn Lang đã biết sử dụng các công cụ nông nghiệp như cày, cuốc, mai, thuổng,… và dùng sức gia súc thay sức người. Chính nhờ vậy mà người dân có cuộc sống vật chất và tinh thần khá phong phú.
Mang đặc trưng của một quốc gia nông nghiệp lúa nước, nguồn lương thực chủ yếu là gạo, người dân ta lúc đấy đã biết lấy ống tre thổi cơm (cơm lam), làm bánh (sự tích bánh chưng, bánh giày). Ngoài lúa, gạo là nguồn lương thực chủ yếu thì người dân còn biết xen canh các loại khác như khoai, sắn, chăn nuôi, đánh bắt các loại cá, gia súc, gia cầm làm thực phẩm,…
Dưới thời Văn Lang, cư dân có tập quán ở nhà sàn, nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình. Tận dụng vỏ cây làm áo mặc, phụ nữ mặc áo váy, nam giới đóng khố, biết dệt cỏ làm ống làm chiếu nằm, sau đó biết sáng chế dụng cụ xe sợi bằng đất nung – đấy chính là tiền đề của việc dệt vải. Cả nam lẫn nữ đều thích dùng đồ trang sức. Ngoài ra, các tư liệu khảo cổ cho thấy đây là giai đoạn cực thịnh của sử dụng đồ đồng, tiêu biểu với nền văn hóa Đông Sơn là trong thời đại Hùng Vương. Tận dụng lợi thế khu vực phía Bắc nước ta vốn có nhiều mỏ kim loại như: vàng, bạc, chì, sắt, đồng để phục vụ luyện kim, đúc đồng. Minh chứng cho điều này chính là những dấu tích về Trống đồng Đông Sơn hiện đã tìm thấy được ở nhiều nơi đã đủ khắc họa những tiêu biểu cho nền văn hóa thời đại Hùng Vương.
3. Một số bài tập trắc nghiệm về nhà nước Văn Lang:
Câu 1: Nhà nước Văn Lang được thành lập vào khoảng thời gian nào?
A. Thế kỷ VII TCN
B. Thế kỷ VII
C. Thế kỷ III TCN
D. Thế kỷ III
-> Đáp án cần chọn là đáp án A
Câu 2: Nhà nước Âu Lạc được thành lập vào khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ VII TCN
B. Thế kỉ VII
C. Thế kỷ III TCN
D. Thế kỷ III
-> Đáp án cần chọn là đáp án C
Câu 3: Phạm vi lãnh thổ của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Nam Trung Bộ
B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
C. Nam Bộ
D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
-> Đáp án cần chọn là đáp án B
Câu 4: Kinh đô của nước Văn Lang được đặt ở:
A. vùng cửa sông Tô Lịch
B. Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội)
C. vùng Phú Xuân (Huế)
D. Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ)
-> Đáp án cần chọn là đáp án D
Câu 5: Kinh đô của nước Âu Lạc được đặt ở:
A. vùng cửa sông Tô Lịch
B. Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội)
C. vùng Phú Xuân (Huế)
D. Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ)
-> Đáp án cần chọn là đáp án B
Câu 6: Nhà nước cổ đại đầu tiên ở Việt Nam là:
A. Âu Lạc
B. Chăm – pa
C. Phù Nam
D. Văn Lang
-> Đáp án cần chọn là đáp án D
Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở ra đời của nhà nước Văn Lang?
A. Kinh tế phát triển, dẫn đến sự phân hóa xã hội
B. Thắng lượi của kháng chiến chống quân xâm lược
C. Nhu cầu đoàn kết để làm thủy lợi, bảo vệ mùa màng.
D. Nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm, bảo vệ cuộc sống bình yên của cư dân.
> Đáp án cần chọn là đáp án B
Câu 8: Đứng đầu nhà nước Văn Lang là:
A. Vua Hùng
B. Lạc hầu
C. Lạc tướng
D. An Dương Vương
-> Đáp án cần chọn là đáp án A
Câu 9: Nước Văn Lang được chia làm 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là:
A. Lạc tướng
B. Lạc hầu
C. Bồ chính
D. Tể tướng
-> Đáp án cần chọn là đáp án A
Câu 10: Chức danh đứng đầu các chiềng, chạ thời Văn Lang:
A. Bồ chính
B. Lạc hầu
C. Lạc tướng
D. Quan lang
-> Đáp án cần chọn là đáp án A
Câu 11: Năm 179 TCN, cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu của nước Âu Lạc thất bại vì một trong những lý do nào sau đây?
A. Không được nhà Tần trợ giúp
B. Không có lưc lượng quân đội
C. An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác
D. Vua An Dương Vương sớm đầu hàng
-> Đáp án cần chọn là đáp án C
Câu 12: Vào cuối thế kỷ III TCN, nhân dân Tây Âu và Lạc Việt đoàn kết kháng chiến chống quân xâm lược:
A. Tần
B. Hán
C. Triệu
D. Đường
-> Đáp án cần chọn là đáp án A
Câu 13: Người đứng đầu nước Âu Lạc:
A. Lý Nam Đế
B. Triệu Việt Vương
C. Mai Hắc Đế
D. An Dương Vương
-> Đáp án cần chọn là đáp án D
Câu 14: Loại vũ khí đặc biệt của quân đội nước Âu Lạc thời An Dương Vương là:
A. giáo đồng
B. rìu vạn năng
C. dao găm đồng
D. nỏ Liên Châu
-> Đáp án cần chọn là đáp án D
Câu 15: Công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Âu Lạc là:
A. thành Hoan Châu
B. thành Cổ Loa
C. thành Vạn An
D. thành Đại La
-> Đáp án cần chọn là đáp án B
THAM KHẢO THÊM: