Là một cơ quan chuyên môn trực thuộc Liên hợp quốc với chức năng chính liên quan đến các vấn đề về hoạt động sở hữu trí tuệ thế giới và khuyến khích sự sáng tạo của nhân loại trong việc phát chế các sản phẩm trí tuệ. Cùng tìm hiểu chức năng và vai trò của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO.
Mục lục bài viết
1. WIPO là gì?
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) là tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc, nhằm thúc đẩy việc sử dụng và bảo vệ các tác phẩm của trí tuệ loài người. Thành lập theo Công ước ký tại Xtôckhôm ngày 14.7.1967, có hiệu lực từ năm 1970. Tổ chức tiền thân là Công ước Pari về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp (1883) và Công ước Becnơ về bảo vệ tác phẩm văn học và nghệ thuật (1886).
Thành viên: 182 nước (2004).
Nhiệm vụ chính: thúc đẩy việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ như bằng sáng chế, phát minh, quyền tác giả… trên phạm vi toàn thế giới, bảo đảm sự hợp tác về mặt hành chính giữa các liên minh được thành lập trên cơ sở các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ; kết hợp hài hoà luật pháp của các quốc gia trên lĩnh vực sở hữu trí tuệ; quản lí các hiệp hội chuyên môn về sở hữu trí tuệ (Công ước Pari và các công ước khác). WIPO cũng đã xây dựng thêm các văn bản khác như Thoả ước Mađrit về chống xuất xứ sai nguồn gốc hàng hoá (1891), Hiệp định hợp tác về bằng sáng chế (1970), v v. Hiện nay, WIPO quản lí 23 hiệp ước quốc tế về sở hữu trí tuệ.
Cơ quan lãnh đạo: Đại hội đồng, gồm các nước tham gia Công ước thành lập WIPO và phải tham gia ít nhất một hiệp hội, họp 2 năm một lần. Cơ quan thường trực: Uỷ ban Phối hợp và Văn phòng Quốc tế. Trụ sở: Giơnevơ (Genève; Thuỵ Sĩ).
Việt Nam là thành viên từ 2.6.1976, có chương trình hợp tác với WIPO về các lĩnh vực liên quan; đã tham gia Công ước Pari về bảo hộ sở hữu công nghiệp (8.3.1994), Thoả ước Mađrit (8.3.1994), Hiệp định hợp tác về bằng sáng chế (10.3.1993), Công ước Becnơ về bảo vệ tác phẩm văn học và nghệ thuật (26.10.2004).
WIPO tiếng Anh là World Intellectual Property Organization
The World Intellectual Property Organization (WIPO; French: Organisation mondiale de la propriété intellectuelle (OMPI)) is one of the 15 specialized agencies of the United Nations (UN). Pursuant to the 1967 Convention Establishing the World Intellectual Property Organization, WIPO was created to promote and protect intellectual property (IP) across the world by cooperating with countries as well as international organizations. It began operations on 26 April 1970 when the convention entered into force.
WIPO’s activities include hosting forums to discuss and shape international IP rules and policies, providing global services that register and protect IP in different countries, resolving transboundary IP disputes, helping connect IP systems through uniform standards and infrastructure, and serving as a general reference database on all IP matters; this includes providing reports and statistics on the state of IP protection or innovation both globally and in specific countries. WIPO also works with governments, nongovernmental organizations (NGOs), and individuals to utilize IP for socioeconomic development.
2. Thành viên của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO:
WIPO hiện có 193 quốc gia thành viên và 250 quan sát viên là các tổ chức phi chính phủ, liên chính phủ. Việt Nam đã trở thành thành viên của WIPO từ ngày 2/6/1976.
Để trở thành thành viên của WIPO, các quốc gia phải đảm bảo những điều kiện sau:
Thành viên của WIPO phải là quốc gia thành viên của Liên hợp quốc (tức là chỉ có quốc gia mới có thể trở thành thành viên WIPO).
Quốc gia muốn gia nhập WIPO phải gửi Đơn xin gia nhập tới Tổng giám đốc WIPO tại Giơ-ne-vơ.
Với các nước là thành viên của Công ước Paris và Công ước Bern nếu đã ký kết/phê chuẩn hoặc gia nhập ít nhất là các điều khoản hành chính của Văn kiện Stockholm (1967) của Công ước Paris hoặc văn kiện Paris (1971) của Công ước Bern, thì mới có thể trở thành thành viên của WIPO.
WIPO luôn hoan nghênh việc đưa các tổ chức và các nhóm lợi ích tham gia với tư cách là quan sát viên tại các cuộc họp chính thức của các quốc gia thành viên. WIPO cũng tìm cách liên lạc với các tổ chức phi chính phủ, IGO, các nhóm ngành và tất cả các bên liên quan khác một cách rộng rãi nhất có thể trong các quy trình tham vấn và tranh luận về các vấn đề hiện tại.
3. Cơ cấu tổ chức của WIPO:
Tổng giám đốc hiện tại của WIPO là Francis Gurry. Ông đã làm Tổng giám đốc WIPO kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2008. Ông được bổ nhiệm lại vào tháng 5 năm 2014 với nhiệm kỳ 6 năm lần thứ 2, kéo dài đến tháng 9 năm 2020.
Cơ cấu tổ chức của WIPO dựa trên 7 ngành, mỗi ngành do một Phó Tổng Giám đốc (DDG) hoặc Trợ lý Tổng Giám đốc (ADG) đứng đầu, dưới sự lãnh đạo chung của Tổng Giám đốc.
Đại hội đồng (ĐHĐ) là cơ quan quyền lực cao nhất của WIPO. ĐHĐ bổ nhiệm TGĐ trên cơ sở đề nghị của UB điều phối. ĐHĐ thường họp một lần/năm nhằm xem xét và thông qua các Báo cáo của Ủy ban điều phối, của Tổng giám đốc WIPO, thông qua ngân sách tài chính của tổ chức, thông qua các biện pháp do TGĐ đề ra.
Hội nghị bao gồm các quốc gia thành viên của WIPO, có nhiệm vụ thảo luận các công việc liên quan tới sở hữu trí tuệ, thông qua các vấn đề tư vấn và ngân sách của Hội nghị.
Ủy ban Điều phối điều hành, có nhiệm vụ quản lý hoạt động và tư vấn cho WIPO, về các vấn đề hành chính, tài chính, văn bản, tài liệu, dự trù ngân sách…
Văn phòng Quốc tế (Ban thư ký), đứng đầu là Tổng Giám đốc (TGĐ) hiện nay là ông Francis Gurry, quốc tịch Úc. Giúp việc TGĐ là các Phó TGĐ và Ban thư ký. Ban Thư ký bao gồm các nhân viên được WIPO tuyển chọn trên cơ sở chuyên môn có tính tới yếu tố hợp lý địa lý.
Tổng giám đốc Francis Gury là người chịu trách nhiệm lãnh đạo toàn bộ WIPO, làm việc trực tiếp với các DDG, ADG sau:
Phòng Quản lý nhân sự
Phòng chính sách trí tuệ nhân tạo
Phòng Kinh tế và Phân tích dữ liệu
Phòng giám sát nội bộ
Phòng chuyển đôi và phụ trách các nước đang phát triển
Văn phòng Tổng giám đốc. Đứng đầu là ADG Naresh Prasad, phụ trách các phòng, ban quan trọng như:
Nội các của DG (ODG)
Phòng lắp ráp
Bộ phận tiếp thị và dịch vụ khách hàng
Phòng tin tức và Truyền thông
Phòng xuất bản
Bộ phận quản lý sự kiện
Đơn vị điều phối văn phòng bên ngoài
Văn phòng WIPO tại Algeria
Văn phòng WIPO tại Brazil
Văn phòng WIPO tại Nigeria
Văn phòng WIPO tại Singapore
Lĩnh vực Thương hiệu & Thiết kế, đứng đầu là DDG Binying Wang. Đảm nhận phụ trách các phòng, ban chức năng như:
Cục thương hiệu, thiết kế công nghiệp và chỉ dẫn địa lý
Cơ quan đăng ký Madrid
Cơ quan đăng ký Hague
Cơ quan đăng ký Lisbon
Phòng hệ thống thông tin Hague
Văn phòng WIPO tại Trung Quốc
Lĩnh vực Bản quyền và ngành công nghiệp sáng tạo, đứng đầu là DDG Sylvie Forbin. Đảm nhận phụ trách các phòng, ban chức năng như:
Phòng Quản lý bản quyền
Phòng luật bản quyền
Phòng phát triển bản quyền
Lĩnh vực Phát triển, đứng đầu là DDG Mario Matus. Đảm nhận phụ trách các phòng, ban chức năng như:
Phòng điều phối chương trình nghị sự phát triển
Cục quản lý khu vực châu Phi
Cục quản lý khu vực các nước Ả Rập
Cục quản lý khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Cục quản lý khu vực Mỹ Latinh và Caribe
Bộ phận hỗ trợ các nước kém phát triển
Các dự án hợp tác đặc biệt
Bằng sáng chế và lĩnh vực công nghệ, đứng đầu là DDG John Sandage. Đảm nhận phụ trách các phòng, ban chức năng như:
Trung tâm Hòa giải WIPO
Phòng pháp lý và Quốc tế PCT
Phòng dịch vụ PCT
Bộ phận luật sáng chế
Quản trị & Quản lý, đứng đầu là ADG Ambi Sundaram. Đảm nhận phụ trách các phòng, ban chức năng như:
Phòng Hội nghị và dịch vụ tổng hợp
Phòng kế hoạch chương trình và tài chính
Phòng Công nghệ thông tin và Truyền thông
Phòng ngôn ngữ
Phòng cơ sở hạ tầng
Bộ phận mua sắm và du lịch
Bộ phận Đảm bảo An ninh và Thông tin
Lĩnh vực Cơ sở hạ tầng toàn cầu, đứng đầu là ADG Yo Takagi. Đảm nhận phụ trách các phòng, ban chức năng như:
Phòng phân loại và tiêu chuẩn quốc tế
Phòng đổi mới và cơ sở hạ tầng tri thức
Bộ phận hỗ trợ công nghệ và đổi mới
Bộ phận Giải pháp Kinh doanh văn phòng IP
Bộ phận cơ sở dữ liệu toàn cầu
Văn phòng WIPO tại Nhật Bản
Lĩnh vực Vấn đề toàn cầu, đứng đầu là DG Minelik Alemu Getahun. Đảm nhận phụ trách các phòng, ban chức năng như:
Phòng đối ngoại
Phòng truyền thống và thách thức toàn cầu
Xây dựng sự tôn trọng cho bộ phận IP
Bộ phận chính sách cạnh tranh và IP
4. Sứ mệnh và hoạt động của WIPO:
WIPO ra đời với sứ mệnh chính là giải quyết những thách thức lớn liện quan đến sở hữu Trí tuệ thế giới, bao gồm quản lý những vấn đề liên quan đến các hệ thống bằng sáng chế và bản quyền quốc tế; giảm khoảng cách giữa các nước phát triển và đang phát triển; đảm bảo hệ thống sở hữu trí tuệ (IP) phục vụ mục đích cơ bản là khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới ở tất cả các quốc gia thành viên.
WIPO được xem như một diễn đàn toàn cầu về các dịch vụ, chính sách, thông tin và hợp tác về sở hữu trí tuệ, cụ thể:
WIPO cung cấp các dịch vụ về đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ trên phạm vi quốc tế, giúp các nhà khoa học, sáng chế tiết kiệm được thời gian, chi phí.
WIPO xây dựng hệ thống các cơ quan điều hành, ủy ban chuyên môn, tạo điều kiện hỗ trợ các nước thành viên và quan sát viên có thể trao đổi, thảo luận nhằm tìm ra giải pháp cho những thách thức của hệ thống sở hữu trí tuệ thế giới, đảm bảo mục đích cơ bản là khuyến khích đổi mới, sáng tạo.
WIPO cung cấp hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin phong phú, đa dạng về sở hữu trí tuệ, phục vụ nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu của mọi đối tượng;
WIPO thường xuyên có những hoạt động trao đổi, hợp tác với các nước thành viên, các tổ chức liên chính phủ, phi chính phủ, nhằm hỗ trợ, thúc đẩy bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời giải quyết những vấn đề chung của thế giới liên quan đến sở hữu trí tuệ.
5. Tầm quan trọng của việc thành lập WIPO:
Việc sở hữu trí tuệ thường bị giới hạn quyền và pháp lý bởi yếu tố lãnh thổ, chúng tồn tại và được thực thi theo luật lệ riêng mà mỗi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sẽ có những điều luật và quy định riêng trong lĩnh vực này. Hơn thế nữa, các sản phẩm trí tuệ luôn chứa đựng các ý tưởng sáng tạo và thường dễ bị ‘sao chép’ sang các nước khác bởi vậy việc thành lập Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới WIPO là điều rất cần thiết để đảm bảo quyền lợi và công bằng về Sở hữu trí tuệ.
WIPO được thành lập vì tính cấp thiết phải có một tổ chức quốc tế liên chính phủ để quản lí và giải quyết các vấn đề liên quan đến Sở hữu trí tuệ trên thế giới xuất phát từ những yếu tố rất đặc thù của lĩnh vực này.
Đa phần, tên của điều ước quốc tế được lấy từ địa điểm mà điều ước đó được kí kết lần đầu tiên (ví dụ như Công ước Paris, Công ước Berne,…) và WIPO được lập ra để quản lí các điều ước quốc tế này.
Kể từ khi gia nhập và đặc biệt là trong giai đoạn từ năm 2009 – 2016, Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ đều đã tham dự Phiên họp Đại hội đồng WIPO và có buổi làm việc với Tổng giám đốc WIPO – Tiến sỹ Francis Gurry trong việc hợp tác và hỗ trợ về quyền sở hữu trí tuệ thế giới.
Trong vấn đề hợp tác kỹ thuật, WIPO thường xuyên triển khai hoạt động hỗ trợ và hợp tác kỹ thuật với Việt Nam nhằm xây dựng chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ, nâng cao năng lực và hiện đại hóa hệ thống quản lý sở hữu trí tuệ, phát triển tài sản trí tuệ, đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ.
6. WIPO hỗ trợ Việt Nam xây dựng chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ:
Kể từ chuyến thăm của Tổng giám đốc WIPO, ông Francis Gurry đến Việt Nam vào năm 2017 và bản ký kết Ghi nhớ hợp tác về xây dựng Chiến lược quốc gia về sở hữu trí tuệ cho Việt Nam của Bộ Khoa học và Công nghệ với WIPO. Tính đến nay, Việt Nam luôn nhận được sự hỗ trợ của WIPO về các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ thế giới, xây dựng chính sách và pháp luật chặt chẽ về quyền sở hữu trí tuệ.
WIPO hỗ trợ Việt Nam triển khai Dự án “Số hóa tư liệu sáng chế” trên cơ sở dữ liệu điện tử nhằm phù hợp với sự phát triển của công nghệ, hỗ trợ người dân tra cứu và minh bạch thông tin về quyền sở hữu trí tuệ tốt hơn.
WIPO hỗ trợ Việt Nam xây dựng và ứng dụng các giải pháp về công nghệ thông tin, hỗ trợ truy cập và sử dụng các cơ sở dữ liệu do WIPO xây dựng nhằm phục vụ công tác tra cứu, xử lý và quản trị đơn đăng ký sở hữu công nghiệp.
Xây dựng mạng lưới các Trung tâm hỗ trợ công nghệ và đổi mới (TISCs) nhằm hỗ trợ đào tạo kỹ năng khai thác thông tin sáng chế, tiếp cận và xử lý các vấn đề liên quan đến tài sản trí tuệ.
Việt Nam hợp tác với WIPO trong việc triển khai Dự án “Cải thiện môi trường sở hữu trí tuệ nhằm nâng cao năng lực của các nước đang phát triển và kém phát triển trong việc cải thiện chất lượng quản lý và thương mại hóa công nghệ”. Dự án sẽ hỗ trợ hình thành mô hình kết nối, vận hành theo cơ chế “HUB and SPOKE”, tạo động lực cho đổi mới sáng tạo, thúc đẩy các hoạt động đăng ký và thương mại hóa tài sản trí tuệ, đặc biệt là sáng chế, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.
Tính đến nay, WIPO là đối tác lớn nhất của Việt Nam trong việc đào tạo nguồn nhân lực về sở hữu trí tuệ. Đã có hơn 500 cán bộ của Việt Nam có cơ hội tham dự các hội nghị, hội thảo, chương trình đào tạo về các lĩnh vực khác nhau của sở hữu trí tuệ và các lĩnh vực liên quan khác do WIPO tổ chức. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong việc xây dựng và triển khai các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. WIPO cũng có vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ Việt Nam triển khai thực hiện chương trình đào tạo trực tuyến về sở hữu trí tuệ bằng tiếng Việt.
Đội ngũ cán bộ của WIPO hỗ trợ Việt Nam dịch các ấn phẩm tuyên truyền về sở hữu trí tuệ, tổ chức các Cuộc thi Sáng chế nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về sở hữu trí tuệ.
Hỗ trợ tổ chức trao giải thưởng WIPO hằng năm cho các công trình khoa học – kỹ thuật xuất sắc theo đề nghị từ Quỹ VIFOTEC và nhiều hoạt động khác nhằm nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ.