Website nào phải làm thủ tục thông báo với Bộ công thương? Trình tự thủ tục thông báo website với Bộ công thương? Lập website chia sẻ thông tin có phải xin phép không?
Việc kinh doanh buôn bán hay cung ứng các dịch vụ trên internet sắp tới không thể nói có thể thay thế được việc buôn bán, cung cấp dịch vụ thủ công nhưng thực sự càng ngày càng phát triển bùng nổ. Sử dụng các website thương mại điện tử là lựa chọn của nhiều chủ thể hiện nay để quảng bá thương hiệu, kinh doanh, giới thiệu sản phẩm với khách hàng. Tuy nhiên, không phải cứ tạo dựng và hoạt động website mà khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà được sử dụng.
Mục lục bài viết
1. Website nào phải làm thủ tục thông báo với Bộ công thương?
Website thương mại điện tử (sau đây gọi tắt là website) là trang thông tin điện tử mà trên đó thực hiện việc kinh doanh hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ. Các hoạt động kinh doanh hàng hóa có thể chỉ là cung cấp một phần hoặc toàn bộ quá trình của hoạt động bán hàng như trưng bày giới thiệu sản phẩm đến thỏa thuận mua bán hay các hoạt động cung ứng dịch vụ từ giới thiệu dịch vụ đến giao kết dịch vụ, triển khai dịch vụ sau đó thanh toán và có thể gồm cả khâu dịch vụ sau bán hàng (ví dụ như chăm sóc khách hàng, phản hồi ý kiến,…).
Hiện nay, theo phân loại thì có 2 loại website:
+ Website thương mại điện tử bán hàng: là một loại hình website thương mại điện tử mà cá nhân, thương nhân, tổ chức sử dụng để nhằm hoạt động kinh doanh hàng hóa hoặc với mục đích xúc tiến thương mại hoặc cung ứng dịch vụ
+ Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử: là một loại hình website thương mại điện tử bao gồm có sàn giao dịch thương mại điện tử (thực hiện một phần hoặc toàn bộ quy trình bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ), website khuyến mại trực tuyến (thực hiện theo các điều khoản của hợp đồng khuyến mại) và website đấu giá trực tuyến (thực hiện tất cả các hoạt động đấu giá theo quy định pháp luật cho phép).
Vậy, loại website nào phải thực hiện thủ tục
Như vậy, theo các khái niệm trên thì website thương mại điện tử bán hàng là website phải làm thủ tục thông báo với Bộ Công thương khi thực hiện việc tạo dựng, công bố và sử dụng.
Do vậy, chủ sở hữu của website thương mại điện tử bán hàng là cá nhân, thương nhân, tổ chức phải có trách nhiệm:
– Thực hiện thủ tục thông báo với Bộ Công thương về website thương mại điện tử bán hàng.
– Thực hiện việc khai báo, cung cấp thông tin trên website đầy đủ và chính xác: về thông tin của chủ sở hữu tạo dựng website; thông tin về hàng hóa, dịch vụ để khách hàng biết được về đặc tính, giá cả; thông tin các điều khoản giao kết và thanh toán hợp đồng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Cá nhân, thương nhân, tổ chức khi thực hiện khai báo hoặc cung cấp phải chịu trách nhiệm về tính xác thực với khách hàng, người tiêu dùng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Thực hiện việc bảo đảm bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng.
– Thực hiện việc cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tình hình kinh doanh nếu cơ quan nhà nước yêu cầu thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử.
– Thực hiện các nghĩa vụ về thuế đối với nhà nước theo quy định pháp luật.
Do đó nếu cá nhân, thương nhân, tổ chức đang sở hữu một website thương mại điện tử bán hàng cần phải thực hiện thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nếu không muốn bị xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các hình thức phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả khác như xoá bỏ website vĩnh viễn.
2. Trình tự thủ tục thông báo website với Bộ công thương:
Vậy để tạo lập và sử dụng website thương mại điện tử bán hàng đúng pháp luật và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra hình thức xử phạt thì cá nhân, thương nhân, tổ chức thiết lập website thương mại điện tử bán hàng cần thực hiện đăng ký theo quy định tại Điều 9 Thông tư 47/2014/TT-BCT quy định về quản lý website thương mại điện tử. Trình tự, thủ tục thông báo website thương mại điện tử bán hàng được thực hiện như sau:
Bước 1. Đăng ký tài khoản:
Truy cập vào Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử và tạo lập một tài khoản đăng nhập. Việc đăng ký tài khoản cần các thông tin cơ bản, gồm: họ tên, mã số thuế cá nhân, địa chỉ thường trú của cá nhân hoặc tên thương nhân, số đăng ký kinh doanh của thương nhân, địa chỉ trụ sở của thương nhân hoặc tên tổ chức, địa chỉ trụ sở của tổ chức, số quyết định thành lập của tổ chức; lĩnh vực thực hiện hoạt động/kinh doanh; các thông tin liên hệ.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Bộ Công thương sẽ trả kết quả cho người đăng ký qua địa chỉ thư điện tử đã cung cấp. Nếu tài khoản còn thiếu xót thì ra thông báo yêu cầu bổ sung, người đăng ký cần thực hiện bổ sung thông tin như yêu cầu. Nếu tài khoản bị từ chối đăng ký thì người đăng ký tiến hành đăng ký lại. Nếu thông tin đăng ký tài khoản đầy đủ và chính xác thì người đăng ký sẽ được cấp một tài khoản để đăng nhập vào hệ thống.
Bước 2: Quy trình thông báo website:
Khi đã được cấp tài khoản đăng nhập hệ thống thì có thể bắt đầu thực hiện việc thông báo website thương mại điện tử bán hàng. Người thông báo website điền đầy đủ thông tin theo mẫu có sẵn trên trang điện tử.
Tiếp theo, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Bộ Công thương có trách nhiệm xem xét hồ sơ và ra thông báo. Nếu thông tin khai báo chính xác, đầy đủ và hợp lệ thì ra thông báo xác nhận đăng ký website thành công. Nếu thông tin khai báo còn thiếu chính xác, không đầy đủ thì ra thông báo về các thông tin không hợp lệ để người đăng ký thực hiện chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu; việc chỉnh sửa bổ sung được thực hiện trong vòng thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo của Bộ Công thương. Nếu hết thời hạn mà cá nhân, tổ chức, thương nhân không chỉnh sửa thì hồ sơ sẽ bị hủy bỏ và phải thực hiện đăng ký lại. Nếu thông tin khai báo không đủ điều kiện, hồ sơ không hợp lệ thì ra thông báo và yêu cầu đăng ký lại.
Mọi thông báo về quá trình thông báo website được thực hiện trên trang điện tử chính thức này. Cá nhân, thương nhân, tổ chức có trách nhiệm tự phải theo dõi tình hình hồ sơ của mình.
Vậy, sau khi nhận được xác nhận thông báo website thương mại điện tử bán hàng thành công của Bộ Công thương thì cá nhân, thương nhân, tổ chức hoàn toàn không bị xử phạt khi tiến hành thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Tất nhiên việc đăng ký thông báo website không đảm bảo cho các hoạt động pháp lý khác liên quan đến quá trình hoạt động của cá nhân, thương nhân, tổ chức. Ví dụ như để một doanh nghiệp hoạt động hợp pháp thì phải kèm theo việc đăng ký kinh doanh (có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), phải xin giấy phép hoạt động hay còn gọi là giấy phép con (nếu ngành nghề kinh doanh là ngành nghề kinh doanh có điều kiện),….
3. Website bán hàng cá nhân có cần phải đăng ký không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào các anh chị trong
Em tên Quang, hiện tại là sinh viên, em viết mail này mong anh chị tư vấn giúp em về 1 vấn đề.
Hiện tại em đang có 1 dự án cùng với một nhóm nhằm phát triển các sản phẩm của riêng mình và tung sản phẩm này qua 1 trang web. Vấn đề là em sẽ là người quản lý trang web bán hàng này, tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, và bán hàng. Nếu khách hàng muốn mua hàng sẽ gọi điện trực tiếp tới số của em trên website và bên em sẽ bán hàng qua chuyển phát hoặc đưa tận tay khách hàng. Nhưng web này thì không có đăng kí với cơ quan nhà nước về buôn bán kinh doanh. Em được biết là các trang bán hàng qua mạng, hay kinh doanh qua mạng cần có đăng kí với cơ quan có thẩm quyền. Vậy những rủi do em có thể gặp là gì ? Và nếu trang web phát triển lớn hơn liệu có vi phạm quy định nào của pháp luật không ạ ?? Em không rõ vấn đề đó, mong anh chị có thể trả lời giúp em vấn đề này.
Em cảm ơn.
Chúc anh chị vui vẻ và thành công trong công việc
Luật sư tư vấn:
Quy định của pháp luật về việc bắt buộc đăng ký trang website bán hàng đối với các cá nhân nhằm đảm bảo lợi ích cho cả người bán lẫn người mua, tránh các rủi ro không đáng có về bảo mật thông tin cá nhân.
Nếu bạn không tiến hành đăng ký theo quy định của pháp luật thì bạn sẽ bị phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với các trường hợp không tiến hàng đăng ký website.
4. Lập website chia sẻ thông tin có phải xin phép không?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật Sư cho em hỏi: Em (cá nhân) lập 1 website có mục: – làm đẹp – làm mẹ – nuôi con – sức khỏe những bài viết này được lấy từ các trang báo mạng. Mục đích chia sẻ với chị em phụ nữ. Em có cần đăng ký, xin phép hay thủ tục gì không thưa Luật sư. Em xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về việc lập website cá nhân để chia sẻ thông tin
Tại khoản 19 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Thông tin tổng hợp là thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin, nhiều loại hình thông tin về một hoặc nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn dự định lập 1 website có mục làm đẹp, làm mẹ, nuôi con, sức khỏe. Những bài viết này được lấy từ các trang báo mạng khác. Như vậy, trang web mà bạn dự định lập được coi là trang thông tin điện tử tổng hợp. Tại Khoản 2 Điều 2 của Thông tư 09/2014/TT-BTTTT quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội.
Trong đó trang thông tin điện tử tổng hợp theo định nghĩa tại khoản 2 Điều 20
– Hồ sơ gồm:
+) Đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp.
+) Bản sao có chứng thực một trong các loại giấy tờ: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp thành lập theo
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, Quyết định thành lập phải có ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh hoặc chức năng nhiệm vụ phù hợp với nội dung thông tin cung cấp trên trang thông tin điện tử tổng hợp.
+) Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp đại học hoặc tương đương trở lên và sơ yếu lý lịch của người chịu trách nhiệm quản lý nội dung có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có ảnh và dấu giáp lai.
+) Đề án hoạt động có chữ ký, dấu của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép.
+) Văn bản chấp thuận của các tổ chức cung cấp nguồn tin để đảm bảo tính hợp pháp của nguồn tin.
– Hồ sơ này bạn gửi tới Sở Thông tin và truyền thông cấp tỉnh nơi doanh nghiệp hoặc tổ chức của bạn có trụ sở để được giải quyết.
Thứ hai, về việc lấy bài viết từ các trang báo khác
Căn cứ theo Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005, việc bạn lấy bài viết trên các trang báo mạng khác để cung cấp trên trang thông tin điện tử của mình được coi là một trong những hình thức sao chép tá phẩm. Do đó trước khi trích dẫn những bài viết này bạn phải xin phép và trả tiền nhuận bút chi chủ sở hữu quyền tác giả (tác giả bài viết hoặc tòa soạn báo).