Vùng trời của quốc gia là gì? Quy định về vùng trời quốc gia? Các quy định về vùng trời quốc gia từ các văn bản luật, văn bản dưới luật của các quốc gia và luật quốc tế, hiệp định song phương, đa phương mang lại ý nghĩa quan trọng khẳng định quyền chủ quyền và quyền khác của một quốc gia với không phận của họ.
Mục lục bài viết
1. Vùng trời quốc gia là gì?
Vùng trời quốc gia là một định nghĩa về khoảng không gian bao trùm trên vùng đất và vùng nước thuộc chủ quyền của một quốc gia. Vùng trời hay còn gọi là không phận của một quốc gia sẽ thuộc quyền kiểm soát và thuộc chủ quyền của quốc gia đó. Các quốc gia có quyền riêng biệt với vùng trời của mình. Những quốc gia khác muốn điều khiển phương tiện bay vào vùng trời của quốc gia này phải được sự đồng ý và cho phép của quốc gia đó và bắt buộc phải tuân thủ nghiêm theo quy định pháp luật của quốc gia đó.
Vùng trời quốc gia là một bộ phận của chủ quyền quốc gia, nó có tác động rất lớn đến an ninh, chính trị của quốc gia đó. Do đó, nếu không kiểm soát được chắc vùng trời của mình, các quốc gia đó sẽ có nguy cơ mất an toàn và khó có thể kiểm soát tốt an ninh quốc gia. Các thế lực thù địch có thể lợi dụng các thiết bị bay trên công nghệ hiện đại để thâm nhập vào vùng trời của một quốc gia và thăm dò, kiểm soát an ninh của quốc gia đó nếu quốc gia đó không có những
2. Các quy định về vùng trời quốc gia ở Việt Nam:
Việc quy định về vùng trời quốc gia sẽ được ảnh hưởng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố làm ảnh hưởng chủ yếu đến các quy định về vùng trời quốc gia có thể kể đến bao gồm:
- Thứ nhất, vị trí địa lý của quốc gia. Mỗi một quốc gia đều có vị trí địa lý khác nhau. Mỗi quốc gia đều có quyền tự quản lý vùng trời của mình. Các quốc gia nằm trên vùng đất liền sẽ tập trung quản lý không gian trên đất liền của mình. Các quốc gia nằm trên vùng biển rộng có thể quy định không gian trên biển của mình.
- Thứ hai, về quyền chủ quyền. Các quốc gia có quyền tuyên bố chủ quyền đối với không gian trên không của mình và có quyền đặt ra các quy định về hoạt động hàng không trong vùng trời này.
- Thứ ba, về an ninh quốc gia. Các quốc gia cần đảm bảo an ninh và phòng thủ không gian của mình trước các mối đe dọa từ các quốc gia khác.
-
Thứ tư, về phát triển kinh tế. Vùng trời phải được quản lý một cách hiệu quả để đảm bảo an toàn cho các hoạt động hàng không và không gây ảnh hưởng đến kinh tế của quốc gia
-
Thứ năm, hợp tác quốc tế. Các quốc gia cần hợp tác với nhau để quản lý và phát triển không gian hàng không một cách bền vững và có lợi cho toàn bộ khu vực.
Từ các yếu tố ảnh hưởng này, các quốc gia có quyền tự đề ra các quy định pháp luật về vùng trời của quốc gia mình. Tại Việt Nam nói riêng cũng sẽ có những quy định về vùng trời quốc gia Việt Nam mà các quốc gia và vùng lãnh thổ khác cần phải tôn trọng và thực hiện nghiêm khi trên không phận của Việt Nam.
2.1. Quy định về vùng trời quốc gia tại Việt Nam:
- Văn bản luật có giá trị pháp lý cao nhất là Hiến pháp năm 2013 quy định rõ về việc bảo vệ chủ quyền, thống nhất lãnh thổ và vùng trời quốc gia của Việt Nam.
- Văn bản luật quy định về vùng trời quốc gia của Việt Nam, bao gồm quyền sở hữu, quyền quản lý, điều hành, kiểm soát không lưu, cấp phép bay và quyền giám sát an toàn hàng không:
Luật Hàng không dân dụng năm 2014. - Văn bản luật quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Chính phủ Việt Nam, bao gồm cả lĩnh vực hàng không và vùng trời quốc gia là
Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 . - Văn bản luật củng cố quy định về việc xác định, quản lý và
bảo vệ biên giới quốc gia của Việt Nam là luật Biên giới năm 2019 - Văn bản dưới luật quy định về việc đảm bảo an ninh hàng không, bao gồm việc quản lý và kiểm soát các hoạt động trên vùng trời quốc gia của Việt Nam thông qua Nghị định số 92/ 2018/ NĐ – CP của Chính phủ về việc quản lý an ninh hàng không dân dụng ngày 07/06/2018.
Việt Nam đã tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc khẳng định quyền chủ quyền và các quyền liên quan đối với không phận, vùng trời của Việt Nam. Cùng với đó, các quy định pháp luật trên cũng như một câu trả lời đanh thép về việc xác định biên giới quốc gia cả lãnh thổ, lãnh hải và vùng trời của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới. Từ đó góp phần tăng cường sự ổn định và an ninh trên lãnh thổ, cũng như vùng biển đảo của quốc gia Việt Nam. Không có ai có quyền xâm phạm, không có một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào được phép xâm phạm đến vùng trời cùng lãnh thỗ, lãnh hải, các khu vực biển đảo của Việt Nam.
2.2. Quy định của pháp luật Quốc tế về vùng trời:
Nhằm tạo sự thống nhất và hợp tác quản lý vùng trời giữa các quốc gia, bảo vệ an ninh hòa bình thế giới, các quy định của pháp luật Quốc tế cũng được ra đời. Luật Quốc tế chính là minh chứng cho sự tôn trọng chủ quyền các quốc gia và như một chìa khóa mở ra sự hợp tác hài hòa giữa các nước.
Theo Luật Hàng không Dân dụng Quốc tế, vùng trời quốc gia được xác định là không gian nằm trên đường thẳng dọc với đường cơ sở của quốc gia, từ mặt đất lên tới mức cao nhất ở đó tàu bay còn có thể điều khiển được. Khoảng không giữa các vùng trời quốc gia được coi là không gian hàng không quốc tế.
Ngoài ra, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) cũng quy định rằng, vùng trời quốc gia của một quốc gia bao gồm không gian bên trên mặt biển lên đến độ sâu 12 hải lý tính từ đường cơ sở. Điều này có nghĩa là quốc gia có quyền kiểm soát không chỉ vùng biển mà còn cả không gian bên trên vùng biển đó.
Tuy nhiên, quy định của pháp luật quốc tế về vùng trời quốc gia không phải là một quy định tuyệt đối, mà còn tùy thuộc vào thỏa thuận giữa các quốc gia. Các thỏa thuận này có thể được đưa ra thông qua các hiệp định song phương hoặc đa phương về hàng không, luật biển, quyền lợi thương mại… cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật quốc tế để đảm bảo sự ổn định và công bằng giữa các quốc gia.
Luật Quốc tế như một quy ước, sự thỏa thuận giữa các bên, là biểu hiện cho sự hợp tác, tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau. Các thỏa thuận có thể được thay đổi nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp, lợi ích của các bên.
3. Ý nghĩa của các quy định về vùng trời quốc gia:
Các quy định pháp lý về vùng trời quốc gia là một phần quan trọng nhằm khẳng định quyền chủ quyền và các quyền quản lý, kiểm soát của quốc gia với không phận, vùng trời của quốc gia mình. Do đó, các quy định về vùng trời quốc gia kể cả các văn bản luật, văn bản dưới luật của riêng quốc gia và luật, các hiệp định quốc tế đề ra có một ý nghĩa vô cùng to lớn. Dưới đây là các ý nghĩa mà quy định về vùng trời mang lại:
- Thứ nhất, quy định về vùng trời quốc gia mang ý nghĩa như một thông cáo xác định ranh giới không gian các quốc gia, bảo vệ chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ từ vùng đất, vùng trời và vùng biển của quốc gia đó.
- Thứ hai, quy định pháp luật về vùng trời quốc gia như một minh chứng đảm bảo cho an ninh hàng không. Với sự kiểm soát, giám sát các hoạt động hàng không có thể ngăn chặn được các hành vi phi pháp trên không gian của quốc gia, ngăn chặn được các nạn khủng bố, bảo vệ an ninh, an toàn chủ quyền của tổ quốc.
- Thứ ba, hỗ trợ quản lý không gian hạ tầng hàng không, bao gồm đường bay, sân bay, trạm kiểm soát không lưu và các thiết bị khác nhằm đảm bảo hỗ trợ các chuyến bay trong nước và quốc tế thuận lợi, hạn chế sự kiểm soát của thành phần khủng bố,… loại bỏ nhiều rủi ro về an ninh, an toàn quốc gia.
- Thứ tư, việc quy định vùng trời quốc gia còn hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển kinh tế của quốc gia đó bằng cách quản lý các hoạt động hàng không, bao gồm các chuyến bay thương mại và vận chuyển hàng hóa.
Như vậy, vùng trời quốc gia là một phần không thể thiếu trong chủ quyền quốc gia bao gồm vùng trời, vùng đất và vùng biển. Quy định về vùng trời quốc gia mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng và là minh chứng khẳng định chủ quyền lãnh thổ.