Giành quyền nuôi con khi vợ không đủ khả năng kinh tế? Giành quyền nuôi con vì sau ly hôn không cho thăm con? Giành quyền nuôi con sau ly hôn khi chồng có hành vi bạo lực? Giành quyền nuôi con sau ly hôn khi vợ không chăm con?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi và vợ đã ly hôn được 2 năm. Sau một lần sang thăm con thấy trên người cháu có vết bầm hỏi ra mới biết là thường xuyên bị mẹ cháu đánh. Do hiện tại tôi sinh sống và làm việc cách xa nơi mẹ cháu ở nên tôi không thể thường xuyên sang chăm sóc con gái. Vậy nếu bây giờ tôi muốn giành quyền nuôi con và đưa cháu sống cùng với tôi có được không? Con gái tôi năm nay đã 4 tuổi. Mong luật sư tư vấn.
Luật sư tư vấn:
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau ly hôn như sau:
“Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác.”
Luật sư
Khi có căn cứ xác thực việc cháu bé sống với mẹ cháu không đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho cháu cũng như có hành vi đánh đập, hành hạ cháu bé thì bạn có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi cháu bé. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 93
“Điều 93. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.”
Khi đó Tòa án sẽ giải quyết yêu cầu của bạn và thay đổi người trực tiếp nuôi con. Tức là bạn sẽ giành được quyền nuôi con.
Mục lục bài viết
- 1 1. Giành quyền nuôi con khi vợ không đủ khả năng kinh tế
- 2 2. Giành quyền nuôi con vì sau ly hôn không cho thăm con
- 3 3. Giành quyền nuôi con sau ly hôn khi chồng có hành vi bạo lực
- 4 4. Giành quyền nuôi con sau ly hôn khi vợ không chăm con
- 5 5. Giành quyền nuôi con sau ly hôn vì lý do vợ sống không lành mạnh
- 6 6. Giành quyền nuôi con sau ly hôn khi chồng vi phạm chế độ hôn nhân
1. Giành quyền nuôi con khi vợ không đủ khả năng kinh tế
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện tại gia đình tôi có mâu thuẫn, vợ tôi đã mang con đi về nhà ngoại và không cho tôi đến thăm cháu. Chúng tôi đã được tổ dân phố hòa giải nhưng vợ tôi vẫn không cho tôi gặp mặt cháu. Luật sư cho tôi hỏi bây giờ con tôi được 2 tuổi, nếu vợ chồng tôi ly hôn thì con tôi sẽ theo bố hay theo mẹ? Thu nhập của vợ tôi rất bấp bênh và trong quá trình chung sống với nhau, vợ tôi hay có lời lẽ xúc phạm tôi, giờ thì cô ấy cũng như nhà ngoại đang kiên quyết không cho tôi gặp con. Và cho tôi hỏi thêm, nếu mai này ly hôn mà Tòa phán quyết cho con theo mẹ thì tôi có quyền đề nghị Tòa án yêu cầu vợ tôi cuối tuần cho tôi mang con về nhà nội chơi mấy hôm được không?
Luật sư tư vấn:
Điều 81 Khoản 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
“Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”
Khoản 3 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định:
“Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở”
Theo quy định trên thì sau khi ly hôn, con bạn sẽ được giao trực tiếp cho người mẹ nuôi, nhưng nếu bạn có đủ căn cứ chứng minh vợ bạn không có điều kiện chăm sóc và giáo dục con tốt, cho con được phát triển cả về thể chất và tinh thần thì bạn sẽ giành được quyền nuôi con.
Và nếu sau ly hôn người mẹ giành được quyền nuôi con thì bạn cũng hoàn toàn có quyền thăm nom, chăm sóc con chung của các bạn. Pháp luật hôn nhân và gia đình không liệt kê cụ thể những việc nào được gọi là thăm nom, chăm sóc, tuy nhiên, việc đưa con đi chơi hoặc về nhà nội chơi nhằm phục vụ cho mục đích phát triển của đứa trẻ hay bù đắp tình cảm cha con, bù đắp tình thân của những người trong gia đình… là việc hoàn toàn bình thường và là nhu cầu chính đáng của cả người cha và đứa trẻ.
Pháp luật Việt Nam luôn đặt lên hàng đầu việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của bà mẹ và trẻ em, do đó, để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho đứa trẻ trong những gia đình khuyết bố hoặc mẹ pháp luật đã đưa ra những quy định rất nhân văn nhằm hướng đến phát triển con người. Do đó, vợ trước của bạn không có quyền ngăn cấm bạn thực hiện hành động thăm nom, chăm sóc, giáo dục, dạy dỗ, bù đắp tình cảm… cho con của mình.
2. Giành quyền nuôi con vì sau ly hôn không cho thăm con
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đã có quyết định ly hôn ngày 16/01/2016, theo thỏa thuận giữa tôi và chồng tôi khi ký đơn ly hôn thì tôi trao quyền nuôi con lại cho nhà chồng. Nhưng khi có quyết định ly hôn thì khi tôi về để thăm con thì chồng tôi hay viện lý do con tôi bận học để tôi không được thăm con. Tôi không đồng ý và đến trường con học xin phép cô giáo cho gặp mặt con thì chồng tôi đến và bắt con tôi về, nói rằng khi gửi con vào trường chồng tôi đã yêu cầu BGH nhà trường là ngoài chồng tôi và ông bà nội của cháu mới được vào trường gặp con còn tôi thì không được quyền.
Tôi muốn hỏi chồng tôi làm vậy là có vi phạm quyền và nghĩa vụ thăm nom con chung của tôi hay không Con tôi sinh ngày 07/01/2014, nghĩa là cháu mới hơn 24 tháng tuổi, tôi hiện đi làm công ăn lương và ở nhà thuê ở tại TP HCM, bây giờ tôi muốn nộp đơn lên Tòa án xin thay đổi quyền nuôi con thì tôi có thể giành lại được quyền nuôi con không? Hay tôi phải có cụ thể những điều kiện gì để giành lại quyền nuôi con?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014 cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn bao gồm:
+ Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi, cấp dưỡng cho con, vụ thăm nom con, yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
+ Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Như vậy, việc gia đình chồng bạn ngăn cản bạn không được thăm nom con, không được chăm sóc con là hoàn toàn vi phạm, không đảm bảo quyền của người không trực tiếp nuôi con. Nếu như khi ly hôn, không yêu cầu giải quyết quyền nuôi con nhưng sau đó có căn cứ thì bên bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu thay đổi quyền nuôi con.
Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định
“Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.”
Bạn có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết quyền nuôi con sau ly hôn lên Tòa án đã giải quyết ly hôn cho bạn.
3. Giành quyền nuôi con sau ly hôn khi chồng có hành vi bạo lực
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư!
Dạ luật sư cho em hỏi là e năm nay đã 26 tuổi, chồng em 33 tuổi. Chúng em kết hôn được 2 năm có 1 bé trai 13 tháng tuổi và em đang mang thai bé thứ 2 được 5 tháng.
Mức lương của em là 5tr/1 tháng còn chồng e là 6tr/1 tháng. Vì lý do không hợp nhau và chồng em có hành vi bạo lực và những lời lẽ xúc phạm em. Nên nay em quyết định xin ly hôn.
Vậy luật sư cho em hỏi là với khả năng và điều kiện của em thì em có giành được quyền nuôi con không ạ. Trong thời gian chờ đợi câu trả lời em xin chân thành cảm ơn luật sư!?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 51 luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn:
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Vậy pháp luật chỉ hạn chế quyền ly hôn của chồng khi vợ đang mang thai. Do đó, nếu tình trạng hôn nhân có mâu thuẫn kéo dài không thể hàn gắn ảnh hưởng đền quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ hoặc con trong bụng thì người vợ vẫn có quyền nộp đơn xin ly hôn đơn phương và Tòa án sẽ thụ lý giải quyết.
Điều 81 luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Theo thông tin bạn cung cấp, con trai lớn của bạn mới được 13 tháng tuổi và bạn đang có thai, do vậy theo quy định của pháp luật bạn sẽ đương nhiên được trực tiếp nuôi cả hai con. Chồng của bạn là người không trực tiếp nuôi con sẽ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
4. Giành quyền nuôi con sau ly hôn khi vợ không chăm con
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi năm nay 26 tuổi, tôi và vợ đã cưới nhau được 2, và đã có với nhau 1 đứa con trai 8 tháng tuổi, nhưng vì tôi và vợ bắt đồng với nhau và không còn tình cảm ” từ lúc cưới nhau tới giờ vợ hỗn láo với cha mẹ tôi và đã trên dưới 20 lần tự ý bỏ đi”, đến giờ vợ tôi viết đơn ly hôn và giữa tôi và vợ ai cũng không đồng tình việc nhường con để cho nhau nuôi. cCon tôi từ lúc sinh ra đến nay không bú sữa mẹ “vì vợ nói muốn giữ tướng” và gia đình 2 bên điều khuyên cho con bú sữa mẹ nhưng không được.
Từ lúc con sinh ra và lớn lên đã ở cùng tôi và mẹ tôi? “Gia đình tôi xét 3 đời điều là cán bộ đảng viên” và có nhân thân tốt? tôi có công việc ổn định và có 1 tiệm kinh doanh Internet tại nhà và 1 quán cafe nho nhỏ, thu nhập hàng tháng không dưới 15 triệu đồng. Tôi có 2 căn nhà cố định, gần sát bên trường mẫu giáo, trường cấp 1, cấp 2, kế bệnh viện, sát UBND, CA xã cách khoảng 150 mét.
Về bên gia đình vợ có mẹ và 2 anh chị? vợ tôi trước kia là nhân viên quán cafe, thời gian sau vợ tôi đi làm đánh DJ trong các quán cafe, và bar. Thường đi sớm về khuya, không có công việc ổn định, mẹ vợ là người buôn bán về gia vị ” lấy về và đi giao cho quán nhậu”, về anh trai của vợ làm nghề sửa xe. Chị vợ hiện tại đi làm việc bán thời gian cho Công ty và làm thêm phục vụ quán cafe, không có thu nhập cố định. Gia đình vợ không có đất đai, hay nhà cửa. Từ năm 2014 đến nay gia đình vợ đã chuyển 3 chỗ trọ và không có hộ khẩu ở TPHCM nên tôi lo ngại về việc khó gặp con. Con tôi không ai chăm sóc và vấn đề học tập của con sau này.
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 81
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
Căn cứ vào quy định này thì sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, xét vào trường hợp của bạn, nếu như bạn chứng minh được vợ bạn không có đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con ra trước Tòa án thì anh có quyền giành được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Còn nếu như trường hợp anh không thể nào đưa ra bằng chứng minh được vợ anh không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ căn cứ vào quy định của Luật hôn nhân và gia đình: Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi.
5. Giành quyền nuôi con sau ly hôn vì lý do vợ sống không lành mạnh
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, Chúng tôi đã ly hôn từ năm 2011, có 1 con gái sinh năm 2004 hiện đang ở với mẹ. Tôi thường xuyên đến thăm con và dạy con học. Hàng tháng tôi vẫn chu cấp tiền nuôi con. Tình cờ một buổi chiều tuần trước khi đến thăm con tôi phát hiện vợ cũ lôi trai về căn hộ cô ta và con tôi đang ở. Hai người đang quan hệ với nhau trên giường của con tôi. Con tôi năm nay mới 12 tuổi, môi trường sống của cháu như vậy không trong sạch và lành mạnh. Tôi lo ngại con mình giống mẹ nó, mà thực tế mẹ nó luôn xúi bẩy nó không về ở với tôi. Vậy tôi có quyền kiện người đàn bà lăng loàn đó không? Cám ơn luật sư?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Do bạn và vợ cũ đã ly hôn, và vợ bạn được tòa phán quyết giành quyền nuôi con nên vợ bạn là người trực tiếp có quyền nuôi con. Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Như vậy, bạn là người không trực tiếp nuôi con nên bạn phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con bạn sống chung với người vợ cũ của bạn đang là người trực tiếp nuôi con. Việc vợ bạn có quan hệ với một người khác là quyền nhân thân của họ nên bạn không thể kiện người vợ cũ bởi lý do có quan hệ với người khác sau khi ly hôn được vì quan hệ giữa bạn và vợ đã không còn nữa. Nếu bạn lo lắng cho sự phát triển của con không được sống trong môi trường lành mạnh thì bạn chỉ có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con. Căn cứ Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.”
Chỉ khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì bạn mới có quyền yêu cầu Tòa án quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.
6. Giành quyền nuôi con sau ly hôn khi chồng vi phạm chế độ hôn nhân
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Vợ chồng em hiện có 2 con nhỏ, đứa lớn hơn 2 tuổi còn đứa nhỏ 10 tháng. Lúc em mang bầu cả 2 đứa con thì chồng em ép em phải bỏ thai nhưng em không chịu, trong thời gian đó chồng em có quan hệ yêu đương với những cô gái khác. Nay em muốn đơn phương ly hôn thì em có được quyền nuôi 2 con nhỏ không? Vì gia đình chồng em giữ đứa con lớn. Nếu em muốn mang con đi thì cần làm những thủ tục gì? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Ly hôn có thể thực hiện dưới cách thức đơn phương ly hôn hoặc thuận tình ly hôn.
Thuận tình ly hôn theo Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình 2014 được xác định:
“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”
Còn đơn phương ly hôn theo khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 được xác định:
“Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”
Luật sư tư vấn giành quyền nuôi con khi ly hôn:1900.6568
Việc xác định người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Trong trường hợp này của bạn, bạn muốn đơn phương xin ly hôn với chồng bạn vì lý do hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng, không thể kéo dài. Việc nuôi con được căn cứ dựa trên các tiêu chí sau:
– Độ tuổi của con;
– Điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con.
– Hành vi vi phạm nghĩa vụ của cha, mẹ với con.
Trong trường hợp này của bạn, cả hai con của bạn đều dưới 36 tháng tuổi. Nếu bạn chứng minh được bạn có đủ khả năng để nuôi hai con, chồng bạn có hành vi vi phạm về hôn nhân gia đình (nếu có: như có hành vi bạo lực gia đình, ép bỏ thai) thì bạn có quyền nuôi cả hai con.