Sổ đỏ là loại giấy tờ ghi nhận quyền sử dụng của người sử dụng đất đối với một mảnh đất, nhà trên đất, tài sản gắn liền với đất đó. Vậy việc vợ hoặc chồng đứng tên một mình trên sổ đỏ thì quyền, nghĩa vụ của người còn lại như thế nào? Người còn lại có bị thiệt thòi gì không?
Mục lục bài viết
- 1 1. Xác định tài sản chung, tài sản riêng của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân:
- 2 2. Có phải bắt buộc cả hai vợ chồng cùng phải đứng tên trên sổ đỏ hay không?
- 3 3. Vợ/chồng đứng tên trên sổ đỏ, người còn lại có quyền gì không?
- 4 4. Xác định vợ/chồng có quyền khi sổ đỏ cấp cho vợ/chồng trong thời kỳ hôn nhân:
- 5 5. Cách để vợ chồng cùng đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
1. Xác định tài sản chung, tài sản riêng của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân:
Theo Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm) là tài sản chung của vợ chồng nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng
– Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung
– Trường hợp không có căn cứ để chứng minh quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì được coi là tài sản chung.
Mặt khác, Khoản 1 Điều 29
Như vậy, tài sản thuộc các trường hợp trên được coi là tài sản chung của hai vợ chồng, do đó vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nghĩa rằng dù một người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì hai người vẫn có quyền ngang nhau, dựa vào việc xác định nguồn gốc đất như trên.
2. Có phải bắt buộc cả hai vợ chồng cùng phải đứng tên trên sổ đỏ hay không?
Theo quy định tại Điều 34
“1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
2.Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này.
Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.’
Ngoài ra, theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.
Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về thoả thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng: “Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thoả thuận thì thoả thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn”.
Căn cứ Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì: “1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này”.
Như vậy, chế độ đứng tên một người vợ/chồng hoặc cả hai người sẽ theo quy định pháp luật nêu trên.
3. Vợ/chồng đứng tên trên sổ đỏ, người còn lại có quyền gì không?
Theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và điểm b khoản 3 Nghị quyết số 02/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Luật Hôn nhân và Gia đình, trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng. Nếu không chứng minh được tài sản đang tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.
Như vậy, để tốt nhất cho quyền lợi của bạn, thì giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà nên có cả hai vợ chồng đứng tên. Tuy nhiên, kể cả trong trường hợp chỉ có chồng bạn đứng tên mà xảy ra tranh chấp, nếu chồng bạn không chứng minh được đó là tài sản riêng của chồng bạn thì ngôi nhà vẫn thuộc sở hữu chung của cả hai vợ chồng.
Theo quy định tại Điều 233 Bộ luật Dân sự năm 2015, vợ, chồng có quyền ngang nhau và cùng bàn bạc trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Như vậy, bạn có quyền quyết định liên quan đến sử dụng, định đoạt ngôi nhà. Bảo đảm tốt nhất cho quyền lợi của vợ/chồng, vợ và chồng cùng trở thành chủ thể kí kết hợp đồng mua bán để từ đó lấy cơ sở để cả hai vợ chồng đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu.
4. Xác định vợ/chồng có quyền khi sổ đỏ cấp cho vợ/chồng trong thời kỳ hôn nhân:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Như vậy, sổ đỏ được cấp trong thời kỳ hôn nhân của vợ, chồng thì khi đó, để xác định quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ, chồng phải phụ thuộc vào nguồn gốc hình thành loại tài sản này.
Từ quy định trên, có thể xác định 3 trường hợp chung như sau:
Trường hợp 1:
Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được tặng cho riêng vợ hoặc chồng, được thừa kế riêng.
Trường hợp 2:
Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được hình thành từ tài sản riêng của vợ hoặc chồng.
Trường hợp 3:
Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được hình thành ngoài 2 trường hợp đã được liệt kê và trong thời kỳ hôn nhân.
Đánh giá
Đối với trường hợp 1 và trường hợp 2, quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được xác định là tài sản riêng của vợ hoặc chồng, do đó, việc vợ hoặc chồng đứng tên trên sổ đỏ là việc hiển nhiên, người còn lại sẽ không có quyền đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Đối với trường hợp 3, đây là trường hợp xác lập tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. Do vậy, cả vợ và chồng đều có quyền đối với tài sản chung là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất được ghi nhận trong sổ đỏ. Cả vợ và chồng đều có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ, chồng. Để thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất cần có sự đồng ý của cả vợ và chồng bằng văn bản. (Khoản 2 Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
5. Cách để vợ chồng cùng đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Theo điểm d khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu ghi cả tên vợ và tên chồng thì thực hiện theo thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận.
* Trình tự, thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận
– Chuẩn bị hồ sơ:
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, người thực hiện cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ sau:
+ Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;
+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
– Quy trình thực hiện thủ tục cấp đổi:
Bước 1. Nộp hồ sơ
Địa điểm nộp hồ sơ như sau:
– Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện (Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nếu địa phương chưa tổ chức Văn phòng đăng ký đất đai) hoặc bộ phận một cửa.
– Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu (xã, phường, thị trấn).
Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ
Bước 3. Giải quyết yêu cầu
Bước 4. Trao kết quả
* Thời hạn thực hiện
Theo quy định tại khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì thời hạn cấp đổi không quá 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, trừ ngày nghỉ lễ, tết.
Trường hợp nhà, đất là tài sản chung nhưng chỉ đứng tên một người thì người vợ hoặc chồng còn lại vẫn có đầy đủ quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; nếu muốn Giấy chứng nhận đứng tên hai vợ chồng thì thực hiện thủ tục cấp đổi.
Kết luận: Việc nhà đất là tài sản chung của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đứng tên một người hay cả hai vợ chồng đều do thỏa thuận giữa hai vợ chồng, đảm bảo quyền lợi của các bên. Nếu chỉ đứng tên một người, trong trường hợp có tranh chấp mà không chứng minh được là tài sản riêng thì sẽ là tài sản chung của hai vợ chồng.