Nơi cư trú của vợ chồng như chúng ta thường nghĩ đó chính là nơi mà vợ chồng khi đã kết hôn sống tại một khu vực nào đó, có đăng ký thường trú của vợ chồng. Vậy nơi cư trú của vợ, chồng là gì? Cư trú khác nơi được không?
Mục lục bài viết
1. Nơi cư trú của vợ, chồng là gì?
Pháp luật không đề ra cụ thể nơi cư trú của ợ chồng là gì nhưng theo quy định về xác định nơi cư trú của vợ chồng có thể hiểu nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.
Theo đó Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống. Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận theo quy định của pháp luật.
2. Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau không?
Căn cứ Điều 14 Luật cư trú năm 2020 như sau:
Tại Điều 14. Nơi cư trú của vợ, chồng
1. Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống.
2. Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.
Theo đó, nếu hai vợ chồng có sự thỏa thuận thì có thể có nơi cư trú hay hộ khẩu ở hai nơi khác nhau.
Tuy nhiên, nếu chồng bạn đã chuyển lên Hà Nội và đáp ứng đủ điều kiện để đăng ký thường trú thì vợ bạn có nghĩa vụ đăng ký thường trú theo quy định tại điều sau:
Theo đó trong trường hợp này, vợ chồng bạn không vi phạm quy định của pháp luật. Tuy nhiên chồng bạn cần làm thủ tục đăng ký thường trú để bảo đảm hồ sơ cho con và tránh những thủ tục pháp lý vướng mắc sau này.
Như vậy, hiện nay việc vợ chồng bạn không có hộ khẩu ở cùng một nơi không vi phạm pháp luật. Theo quy định hiện hành trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới và có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì người thay đổi chỗ ở hợp pháp hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú tại chỗ ở mới. Nếu chồng bạn chuyển chỗ ở về nhà chị để sinh sống trong thời hạn 12 tháng sẽ phải tiến hành đăng ký thường trú.
3. Có bắt buộc phải nhập khẩu với chồng sau khi cưới:
Sau khi hai người nam, nữ xác lập quan hệ vợ, chồng thì phải thực hiện quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng. Một trong số đó là nghĩa vụ sống chung với nhau. Cụ thể, khoản 2 Điều 19
” 2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.”
Tại Điều 20
Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.
Dựa trên quy định đưa ra như trên có thể có thể thấy pháp luật cho phép vợ được nhập hộ khẩu vào nhà chồng nếu có nhu cầu mà không phải là quy định bắt buộc phải nhập hộ khẩu vào nhà chồng. Trường hợp không nhập hộ khẩu vào nhà chồng thì cũng không bị coi là hành vi vi phạm và không phải chịu chế tài xử phạt.
Bên cạnh đó nếu xét trên thực tế trong trường hợp nếu hai vợ chồng có cùng nơi cư trú ở nhà chồng thì nên làm thủ tục nhập hộ khẩu theo chồng nhằm giúp cơ quan Nhà nước theo dõi thực trạng biến động về hộ tịch, từ đó bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và hộ gia đình. Như vậy, có thể khẳng định, sau khi quan hệ hôn nhân của nam, nữ được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền thì thông thường, vợ, chồng phải có nghĩa vụ chung sống với nhau. Tuy nhiên, đây cũng không phải quy định bắt buộc. Nếu hai vợ, chồng có thỏa thuận thì có thể ở hai nơi khác nhau.
4. Thủ tục đăng ký thường trú hiện nay:
Căn cứ: Điều 21, 22 Luật Cư trú 2020 và Quyết định 5548/QĐ-BCA-C06 năm 2021 của Bộ Công an.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Căn cứ vào các trường hợp cụ thể trên thực tế mà công dân chuẩn bị hồ sơ đăng ký thường trú khác nhau. Cụ thể:
1. Trường hợp công dân sở hữu nhà ở hợp pháp:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp (sổ đỏ, sổ hồng).
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện về người khuyết tật, tâm thần… (nếu thuộc trường hợp này).
3. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
– Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định.
4. Trường hợp đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo… (trừ trường hợp trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo cho đăng ký thường trú):
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (trường hợp thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản);
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh là nhà tu hành, chức sắc, chức việc hoặc người khác hoạt động tôn giáo và được hoạt động tại cơ sở tôn giáo đó hoặc giấy tờ, tài liệu chứng minh là người đại diện cơ sở tín ngưỡng;
– Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở.
Trường hợp trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng hay người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
– Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc người đăng ký thường trú đúng đối tượng và việc trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở.
Trường hợp được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người được cá nhân, hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp của cá nhân, hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
– Văn bản đề nghị của người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội đối với người được cơ sở trợ giúp xã hội nhận chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp;
– Giấy tờ, tài liệu xác nhận về việc chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp.
Trường hợp sinh sống, làm nghề lưu động trên phương tiện:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký thường trú không phải là chủ phượng tiện thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ phương tiện hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
– Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện và giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện hoặc văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở đối với phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm;
– Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về địa điểm phương tiện đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trong trường hợp phương
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú trực tiếp đến Công an xã, phường, thị trấn. Ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ nộp tại Công an cấp huyện.
Bước 3: Nộp lệ phí
Nộp lệ phí đăng ký cư trú căn cứ theo quy định của từng địa phương.
Bước 4: Nhận kết quả
Sau khi hoàn tất các thủ tục trên thì người dân sẽ nhận kết quả chậm nhất sau 07 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Cơ quan đăng ký cư trú sau khi nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Luật cư trú 2020;