Visa hết hạn, quá hạn bị xử lý như thế nào? Có được cấp lại? Thủ tục gia hạn visa du lịch hết hạn. Xử phạt khi sử dụng visa hết hạn.
Tóm tắt câu hỏi:
Em có đi sang Trung Quốc bằng visa du lịch nhưng hết hạn visa mà em chưa về nước, cho em hỏi là khi em về nước có bị xử phạt không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ pháp lý:
– Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014;
– Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi năm 2019;
– Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019;
–
Nội dung tư vấn:
Mục lục bài viết
1. Khái niệm thị thực là gì?
– Thị thực hay còn gọi là visa là một loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp có ý nghĩa là cho phép người nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam.
– Giấy tờ xuất nhập cảnh: là một trong các loại hộ chiếu (hộ chiếu ngoại giao; hộ chiếu công vụ; hộ chiếu phổ thông) hoặc Giấy thông hành.
– Xuất cảnh là việc một công dân Việt Nam đi ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam qua đường cửa khẩu của Việt Nam.
– Nhập cảnh là việc mà công dân Việt Nam đi từ nước ngoài qua cửa khẩu của Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam.
– Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.
2. Thời hạn của thị thực
Thời hạn của thị thực được phân chia dựa trên cơ sở phân loại thị thực theo ký hiệu, cụ thể như sau:
– Thời hạn không quá 30 ngày đối với thị thực ký hiệu có kí hiệu là: SQ, EV.
– Thời hạn không quá 03 tháng đối với thị thực ký hiệu có kí hiệu là: HN, DL.
– Thời hạn không quá 06 tháng đối với thị thực ký hiệu có kí hiệu là: VR.
– Thời hạn không quá 12 tháng đối với thị thực ký hiệu có kí hiệu là: LV1, LV2, NG1, NG2, NG3, NG4, ĐT4, DH, PV1, PV2, DN1, DN2, NN1, NN2, NN3 và TT.
– Thời hạn không quá 02 năm đối với thị thực ký hiệu có kí hiệu là: LĐ1, LĐ2.
– Thời hạn không quá 05 năm đối với thị thực ký hiệu có kí hiệu là: LS, ĐT1, ĐT2.
Tuy nhiên nếu trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác về thời hạn của thị thực thì thời hạn thị thực sẽ được cấp theo quy định của điều ước quốc tế.
3. Xử lý khi visa bị hết hạn
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Đối với trường hợp này, visa của bạn được Trung Quốc cấp cho bạn nên việc bạn sang Trung Quốc đi du lịch sau đó visa hết hạn mà bạn chưa về nước thì bạn sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật Trung Quốc chứ không xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Khi công dân Việt Nam đi du lịch nước ngoài, visa hết hạn sau khi về Việt Nam không bị xử lý theo quy định pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, nếu trong quá trình nhập cảnh vào Việt Nam bạn vi phạm các quy định tại Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của nghị định này.
Theo quy định tại khoản 7 Điều 9 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 thì khi thị thực hết thời hạn sẽ được xem xét cấp thị thực mới.
4. Điều kiện cấp thị thực
Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây thì người nước ngoài sẽ được cấp thị thực để nhập cảnh vào Việt Nam:
– Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn thời hạn sử dụng;
– Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh vào Việt Nam bao gồm: không có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực; vì lý do phòng, chống dịch bệnh; quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; do thiên tai; đối với trẻ em dưới 14 tuổi mà không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng khi nhập cảnh; người bị trục xuất khỏi Việt Nam nhưng chưa quá thời hạn 03 năm kể từ ngày ban hành quyết định trục xuất; những người bị mắc các bệnh tâm thần, bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng; trường hợp làm giả giấy tờ, kê khai không đúng sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú; những người có quyết định buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam nhưng chưa quá thời 06 tháng kể từ ngày quyết định có hiệu lực.
– Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp cấp thị thực điện tử theo đề nghị của người nước ngoài, cơ quan, tổ chức và việc cấp thị thực do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp tại nước ngoài cho những người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam để nhằm mục đích du lịch, thăm thân, khảo sát thị trường hoặc chữa bệnh.
– Xuất trình được một trong những giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh, cụ thể như sau:
+ Văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam nếu nhập cảnh vì lý do học tập;
+ Giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư nếu người nước ngoài nhập cảnh để hành nghề luật sư tại Việt Nam;
+ Giấy tờ chứng minh cá nhân đầu tư tại Việt Nam theo các quy định của Luật đầu tư khi người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam để đầu tư;
+ Giấy phép lao động (áp dụng theo quy định của
5. Điều kiện xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam
– Công dân Việt Nam được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Đã được cấp thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh nước nơi đến cho phép nhập cảnh, trừ các trường hợp được miễn thị thực theo quy định của pháp luật;
+ Giấy tờ xuất nhập cảnh vẫn còn nguyên vẹn và phải còn thời hạn sử dụng. Đối với hộ chiếu thì thời hạn sử dụng phải còn từ đủ 06 tháng trở lên tính đến ngày xuất cảnh;
+ Công dân Việt Nam không được thuộc một trong những trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh hoặc bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.
Riêng đối với những người mất năng lực hành vi dân sự, những người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc những trẻ em chưa đủ 14 tuổi thì để xuất cảnh ngoài những điều kiện nêu trên còn cần phải có người đại diện hợp pháp đi cùng.
– Công dân Việt Nam được nhập cảnh khi: các giấy tờ xuất nhập cảnh vẫn còn nguyên vẹn và vẫn còn thời hạn sử dụng theo quy định.
Như vậy chỉ cần hộ chiếu của bạn còn nguyên vẹn và còn thời hạn sử dụng thì bạn sẽ được nhập cảnh lại về Việt Nam.
6. Các trường hợp bị xử lý liên quan đến thị thực
Theo quy định tại Điều 17
– Bị phạt tiền với mức từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi:
+ Kê khai không đúng sự thật với mục đích được cấp thị thực Việt Nam;
+ Có hành vi sửa chữa, tẩy, xóa hoặc làm sai lệch về nội dung, hình thức được ghi trong thị thực được cấp;
+ Khi bị mất hoặc bị hư hỏng thị thực Việt Nam mà công dân không khai báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Khi các nhà chức trách Việt Nam yêu cầu mà không xuất trình được hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có liên quan đến xuất nhập cảnh; không chấp hành các yêu cầu khác về kiểm tra người, hành lý.
– Bị phạt tiền với mức từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi:
+ Có hành vi trốn hoặc thực hiện việc tổ chức, giúp đỡ người khác để họ trốn vào các phương tiện khi nhập cảnh, xuất cảnh nhằm mục đích vào lãnh thổ Việt Nam hoặc đi ra nước ngoài;
+ Người Việt Nam, người nước ngoài di chuyển qua lại biên giới quốc gia Việt Nam và nước láng giềng mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định,
– Bị phạt tiền với mức từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi:
+ Những người điều khiển, chủ phương tiện của các loại phương tiện chuyên chở người thực hiện việc nhập cảnh, xuất cảnh vào, ra khỏi Việt Nam một cách trái phép;
+ Sử dụng thị thực giả trong quá trình nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú.
– Bị phạt tiền với mức từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng khi:
+ Những người nào chứa chấp, giúp đỡ, che giấu hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho người khác đi nước ngoài, ở lại tại nước ngoài, nhập cảnh, ở lại tại Việt Nam hoặc được di chuyển qua lại tại biên giới quốc gia một cách trái phép;
+ Các cá nhân, tổ chức ở Việt Nam đứng ra làm thủ tục hoặc bảo lãnh cho người nước ngoài được cấp thị thực vào Việt Nam nhưng không kê khai đúng sự thật hoặc không thực hiện đúng các trách nhiệm theo quy định của pháp luật trong quá trình bảo lãnh, làm thủ tục;
+ Khi không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam mà người nước ngoài tự ý nhập cảnh, hành nghề hoặc có các hoạt động khác tại lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Bị phạt tiền với mức từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi:
+ Tiến hành làm giả thị thực hoặc dấu kiểm chứng;
+ Có hành vi làm giả mạo các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu để được cấp thị thực.
– Tùy vào từng hành vi và mức độ vi phạm mà có thể bị xem xét trục xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
– Ngoài việc bị áp dụng hình thức phạt tiền như đã nêu, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
– Đồng thời với các hành vi vi phạm hành chính gây ra hậu quả thì người vi phạm phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
+ Người vi phạm sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi lại thị thực;
+ Phải hủy bỏ những thông tin, tài liệu sai sự thật.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Ban Biên tập – Công ty Luật Dương Gia về nội dung visa hết hạn, quá hạn bị xử lý như thế nào, có được cấp lại, nếu có vướng mắc vui lòng liên hệ để được hỗ trợ.