Viết đơn yêu cầu bảo vệ quyền lợi của cá nhân. Nếu một công dân có yêu cầu lên cơ quan giải quyết quyền lợi thì viết đơn như thế nào?
Viết đơn yêu cầu bảo vệ quyền lợi của cá nhân. Nếu một công dân có yêu cầu lên cơ quan giải quyết quyền lợi thì viết đơn như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, cho tôi hỏi một vấn đề như sau. Nếu một công dân có yêu cầu lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết một sự việc gây ảnh hưởng đến quyền lợi của họ, họ có thể viết đơn nào, điều kiện để đơn được xử lý và không được xử lý như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Đơn là văn bản có nội dung được trình bày dưới một hình thức theo quy định của pháp luật, gửi đến cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền để khiếu nại hoặc tố cáo hoặc kiến nghị, phản ánh.
Xử lý đơn là việc cơ quan nhà nước, tổ chức người có thẩm quyền khi nhận được đơn của cá nhân, cơ quan, tổ chức phải căn cứ và đối chiếu với quy định của pháp luật để thụ lý giải quyết nếu thuộc thẩm quyền của mình hoặc hướng dẫn công dân hoặc chuyển đơn đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Thông tư 07/2014/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2014 và Thông tư 53/2015/TT-BLĐTBXH ngày 11 tháng 12 năm 2015. Theo nội dung đơn có thể phân loại đơn, bao gồm:
+ Đơn khiếu nại.
+ Đơn tố cáo.
+ Đơn kiến nghị, phản ánh.
+ Đơn có nhiều nội dung khác nhau.
Tuy nhiên, để đơn được xử lý (tiếp nhận và giải quyết) phải đảm bảo các điều kiện, phân loại theo điều kiện xử lý, bao gồm đơn đủ điều kiện xử lý, đơn không đủ điều
Thứ nhất: Đơn đủ điều kiện xử lý
+ Đơn dùng chữ viết là tiếng Việt và được người khiếu nại, người tố cáo, người kiến nghị, phản ánh ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn; họ, tên, địa chỉ, chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết đơn;
+ Đơn khiếu nại phải ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị khiếu nại, nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại;
+ Đơn tố cáo phải ghi rõ nội dung tố cáo; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tố cáo, hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;
+ Đơn kiến nghị, phản ánh phải ghi rõ nội dung kiến nghị, phản ánh;
+ Đơn chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận đơn xử lý theo quy định của pháp luật hoặc đã được xử lý nhưng người khiếu nại, người tố cáo được quyền khiếu nại, tố cáo tiếp theo quy định của pháp luật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ hai: Đơn không đủ điều kiện xử lý
+ Là đơn không đáp ứng các yêu cầu nêu trên;
+ Đơn đã được gửi cho nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong đó đã gửi đến đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc đúng người có thẩm quyền giải quyết;
+ Đơn đã được hướng dẫn một lần về cùng nội dung.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Cơ quan nào có thẩm quyền nhận đơn khiếu nại?
– Khiếu nại quyết định kỷ luật khai trừ Đảng
– Trình tự, thủ tục khiếu nại quyết định xử phạt hành chính về thuế
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật miễn phí qua tổng đài về giao thông
– Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự miễn phí qua tổng đài
– Tư vấn luật hôn nhân gia đình trực tuyến miễn phí qua điện thoại