Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan cao nhất trong hệ thống Viện Kiểm sát, là "đầu ngành" của ngành Kiểm sát. Vậy Viện kiểm sát nhân dân tối cao là gì? Viện Kiểm sát nhân dân có cơ cấu, nhiệm vụ quyền hạn như thế nào?,... những câu hỏi đó sẽ được trả lời dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao là gì?
Tại Điều 107 Hiến pháp quy định về hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân ở Việt Nam gồm: “Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định”
Và tại Điều 40
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
– Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
– Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).
– Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện)
Như vậy, tương tự với
Hiện nay, trụ sở của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đặt tại Hà Nội.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếng Anh là “The Supreme People’s Procuracy“.
2. Nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố. Đây là nhiệm vụ chính của Viện kiểm sát nói chung. Quyền công tố là quyền đại diện cho nhà nước để truy tố, luận tội và buộc tội đối với người phạm tội. Ở Việt Nam, quyền công tố được giao duy nhất cho Viện Kiểm sát. Nên Viện kiểm sát nhân dân là chủ thể thực hiện quyền công tố ở Việt Nam.
Kiểm sát hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Kiểm sát hoạt động tư pháp được hiểu là một dạng giám sát Nhà nước về tư pháp, là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước.
Toàn bộ hệ thống Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp đặt dưới sự quản lý, chỉ đạo và điều hành của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao lập chương trình, kế hoạch công tác của ngành Kiểm sát nhân dân. Tổng kết hoạt động của ngành kiểm sát.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng tham gia xây dựng pháp luật. Viện kiểm sát nhân dân tối cao lập dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Chức năng đào tạo, bồi dưỡng Kiểm sát viên, cán bộ thuộc Viện Kiểm sát nhân. Với nhiệm vụ chính của Viện Kiểm sát là thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, cán bộ, công chức làm việc trong Viện Kiểm sát cần có những kiến thức cũng như kỹ năng đáp ứng với nhu cầu thực tiễn ngày một phát triển và phức tạp hơn. Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ; xây dựng đội ngũ công chức, viên chức chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị và năng lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
3. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có:
– Ủy ban kiểm sát
– Văn phòng
– Cơ quan điều tra;
– Các cục, vụ, viện và tương đương;
– Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các cơ quan báo chí và các đơn vị sự nghiệp công lập khác;
– Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Ủy ban kiểm sát
Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có:
a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
c) Một số Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Ủy ban kiểm sát có nhiệm vụ họp và quyết định: chương trình, kế hoạch hoạt động của ngành kiểm sát; dự án luật trình Quốc hội; báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, xét tuyển Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp;…
Văn phòng
Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là đơn vị thuộc tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; là đơn vị tham mưu và tổ chức thực hiện các hoạt động phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Nhiệm vụ của văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là chủ trì phối hợp với các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng, triển khai thực hiện chỉ thị, kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ công tác trọng tâm hằng năm; sơ kết, tổng kết công tác của ngành Kiểm sát nhân dân.
Thực hiện công tác quản lý, theo dõi, tổng hợp tình hình hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân; xây dựng các báo cáo công tác của ngành Kiểm sát nhân dân; Tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về kế hoạch, nhiệm vụ công tác; về quản lý, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân; Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan quản lý, theo dõi việc thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và quản lý án hình sự tại cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Thực hiện việc tiếp nhận, xử lý, quản lý, lưu trữ các văn bản, kiểm tra về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành; thực hiện công tác cơ yếu và thông tin liên lạc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quản lý hoạt động Trang tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Tổ chức công tác phát ngôn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;….
Các cục, vụ, việc và tương đương
Gồm có:
Vụ hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp về hình sự; Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án an ninh; Vụ pháp chế và quản lý khoa học; Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án trật tự xã hội; Vụ tổ chức cán bộ; Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế; Vụ thi đua- khen thưởng; Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án ma túy; Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng, chức vụ; Cục thống kê tội phạm và công nghệ thông tin; Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án xâm phạm hoạt động tư pháp, tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp; Cục Kế hoạch, tài chính; Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự; Thanh tra Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao tối cao; Vụ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự; Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình; Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định pháp luật; Vụ Kiểm sát thi hành án dân sự; Vụ Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
Cơ quan điều tra
Cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm vụ:
– Điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp;
– Tiếp nhận, thu thập và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện công tác phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực tư pháp; phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm trong hoạt động tư pháp để tham mưu với Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao tối cao kiến nghị với các cơ quan, tổ chức hữu quan khắc phục, phòng ngừa, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật;
– Dự báo tình hình tội phạm trong hoạt động tư pháp để tham mưu với Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao tối cao về các biện pháp tăng cường công tác điều tra, thực hành quyền công tố, đấu tranh phòng, chống tội phạm thuộc thẩm quyền;
Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các cơ quan báo chí và các đơn vị sự nghiệp công lập khác
Các đơn vị này gồm:
– Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội: là cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân, trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
– Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tại Tp. Hồ Chí Minh là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu, nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức, viên chức; Tập huấn và bồi dưỡng chuyên đề thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; Hợp tác quốc tế về công tác đào tạo và bồi dưỡng Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên, công chức, viên chức của Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao; Nghiên cứu khoa học và thông tin khoa học pháp lý theo quy định của pháp luật phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng.
– Tạp chí Kiểm sát là cơ quan báo chí của ngành Kiểm sát nhân dân, là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kết quả hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân; tổ chức, phối hợp tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng theo chỉ đạo của Lãnh đạo Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao tối cao;
– Báo Bảo vệ pháp luật là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Tuyên truyền về hoạt động tư pháp, thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm;…
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Hiến pháp
– Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.