Viên chức được cử đi đào tạo có được hưởng nguyên lương? Chế độ lương, trả lương cho người được cử đi học nước ngoài? Cách tính lương cho những ngày đi học?
Tiền lương là một trong những chế độ quyền lợi cơ bản của người lao động nói chung và người viên chức nói riêng. Viên chức được trả tiền lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao. Trong quá trình công tác, viên chức luôn được chú trọng về trình độ chuyên môn và được cử đi đào tạo. Trong thời gian đào tạo, để đảm bảo quyền lợi cho người viên chức, cơ quan chức năng vẫn tiến hành chi trả các chế độ quyền lợi theo quy định của luật.
Mục lục bài viết
1. Khái quát về chế độ viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quy định về Quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp theo quy định
– Viên chức được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp.
– Viên chức được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
– Viên chức được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc.
– Viên chức được cung cấp thông tin liên quan đến công việc hoặc nhiệm vụ được giao.
– Viên chức được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao.
– Viên chức được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật.
– Viên chức được hưởng các quyền khác về hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Quy định về nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp
– Viên chức có nghĩa vụ thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng.
– Viên chức có nghĩa vụ phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.
– Viên chức phải chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền.
– Viên chức có nghĩa vụ thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.
Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định sau: Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân; Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn; Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân; Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp.
– Viên chức phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
1.1. Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật viên chức 2010 quy định về quyền của viên chức về tiền lương cụ thể: Viên chức được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.
Viên chức được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập, được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
1.2. Về quyền lợi đào tạo của viên chức
Hằng năm tại các cơ quan đơn vị vẫn tổ chức các khóa học, khóa đào tạo cho viên chức theo quy định của pháp luật và chính sách kế hoạch phát triển của từng đơn vị. Về mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng viên chức theo quy định của pháp luật là nhằm để cập nhật kiến thức, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng và phương pháp thực hiện nhiệm vụ được giao. Viên chức được đào tạo góp phần xây dựng đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp, có đủ trình độ và năng lực chuyên môn đảm bảo chất lượng của hoạt động nghề nghiệp.
Về Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng viên chức theo quy định của luật: Viên chức được đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của đơn vị sự nghiệp công lập; Bảo đảm tính tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; Khuyến khích viên chức học tập, nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trong quá trình đao tạo cần phải bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.
2. Quy định về chế độ quyền lợi của viên chức khi được cử đi đào tạo
Căn cứ theo Điều 33 của
– Việc đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện đối với viên chức trước khi bổ nhiệm chức vụ quản lý, thay đổi chức danh nghề nghiệp hoặc nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
– Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng viên chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức vụ quản lý, chức danh nghề nghiệp, yêu cầu bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
– Hình thức đào tạo, bồi dưỡng viên chức gồm: Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ quản lý; Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; Bồi dưỡng nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
– Các bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý nhà nước về các lĩnh vực hoạt động của viên chức quy định chi tiết về nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng viên chức làm việc trong ngành, lĩnh vực được giao quản lý.
Bên cạnh đó quy định tại Điều 34 Luật viên chức 2010 quy định về trách nhiệm đào tạo và bồi dưỡng viên chức của đơn vị được thể hiện như sau:
Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức.
Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tạo điều kiện để viên chức được tham gia đào tạo, bồi dưỡng. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức do viên chức, nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các nguồn khác bảo đảm.
Với tinh thần của Điều 33 và Điều 34 Luật viên chức 2010 về việc viên chức được cử đi đào tạo và bồi dưỡng là quyền của mỗi người viên chức, nhằm nâng cao kiến thức trình độ chuyên môn để cống hiến cho đơn vị, Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên để đảm bảo việc viên chức được yên tâm đào tạo, ổn định cuộc sống của mình và gia đình thì đơn vị cần phải đảm bảo các quyền lợi cơ bản của viên chức đó, đặc biệt là về vấn đề tiền lương. Về trách nhiệm và quyền lợi của viên chức trong đào tạo, bồi dưỡng được quy định tại Điều 35 Luật Viên chức 2010 như sau:
– Viên chức được phép tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế đào tạo, bồi dưỡng và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
– Viên chức được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng được hưởng tiền lương và phụ cấp theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập; thời gian đào tạo, bồi dưỡng được tính là thời gian công tác liên tục, được xét nâng lương.
– Viên chức được đơn vị sự nghiệp công lập cử đi đào tạo nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc tự ý bỏ việc phải đền bù chi phí đào tạo theo quy định của Chính phủ.
Mặt khác theo quy định tại Điều 37 Nghị định 101/2017/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 21/10/2017) về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thì quyền lợi của viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được quy định như sau:
1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước:
a) Được cơ quan quản lý, sử dụng bố trí thời gian và kinh phí theo quy định;
b) Được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục;
c) Được hưởng các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật;
d) Được biểu dương, khen thưởng về kết quả xuất sắc trong đào tạo, bồi dưỡng.
2. Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài được hưởng quyền lợi theo quy định của pháp luật và quy chế của cơ quan, đơn vị.
3. Cán bộ, công chức, viên chức là nữ, là người dân tộc thiểu số, ngoài những quyền lợi được hưởng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới và công tác dân tộc.
Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, nếu như viên chức được cử đi đào tạo thì viên chức sẽ được hưởng tiền lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị; thời gian đào tạo, bồi dưỡng được tính là thời gian công tác liên tục, được xét nâng lương. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian đào tạo được thực hiện theo các quy định hiện hành nêu trên.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 33 của Luật Viên chức 2010 quy định về chế độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức như sau:
– Việc đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện đối với viên chức trước khi bổ nhiệm chức vụ quản lý, thay đổi chức danh nghề nghiệp hoặc nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
– Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng viên chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức vụ quản lý, chức danh nghề nghiệp, yêu cầu bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
– Hình thức đào tạo, bồi dưỡng viên chức gồm: Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ quản lý; Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; Bồi dưỡng nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
– Các bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý nhà nước về các lĩnh vực hoạt động của viên chức quy định chi tiết về nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng viên chức làm việc trong ngành, lĩnh vực được giao quản lý.
Còn tại Điều 34 Luật này quy định: Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức.
Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tạo điều kiện để viên chức được tham gia đào tạo, bồi dưỡng. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức do viên chức, nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các nguồn khác bảo đảm.
Về trách nhiệm và quyền lợi của viên chức trong đào tạo, bồi dưỡng được quy định tại Điều 35 Luật Viên chức 2010 như sau:
– Viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế đào tạo, bồi dưỡng và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
– Viên chức được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng được hưởng tiền lương và phụ cấp theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập; thời gian đào tạo, bồi dưỡng được tính là thời gian công tác liên tục, được xét nâng lương.
– Viên chức được đơn vị sự nghiệp công lập cử đi đào tạo nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc tự ý bỏ việc phải đền bù chi phí đào tạo theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, nếu như bạn được cử đi học lớp trung cấp chính trị thì bạn sẽ được hưởng tiền lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật và quy chế của nhà trường; thời gian đào tạo, bồi dưỡng được tính là thời gian công tác liên tục, được xét nâng lương. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian đào tạo được thực hiện theo các quy định hiện hành nêu trên.