Trong quá trình làm việc, các đối tượng là viên chức có thể bị bắt do những hành vi vi phạm pháp luật. Vậy câu hỏi đặt ra: Viên chức bị tạm giữ hoặc bị tạm giam có được trả lương hay không?
Mục lục bài viết
1. Viên chức bị tạm giam, tạm giữ có được trả lương không?
1.1. Khái quát chung về các trường hợp bị tạm giữ, tạm giam:
Hiện nay pháp luật có những quy định cụ thể về các đối tượng bị tạm giữ tạm. Căn cứ theo quy định Điều 3 của Luật thi hành án tạm giữ và tạm giam năm 2015 có ghi nhận như sau: Người bị tạm giữ được xác định là các chủ thể đang bị quản lý tại các cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giữ hoặc trong thời hạn được gia hạn tạm giữ của chủ thể có thẩm quyền theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Đồng thời bên cạnh đó thì căn cứ theo quy định tại Điều 59 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có ghi nhận về người bị tạm giữ, theo đó thì người bị tạm giữ được xác định là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, là người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang theo quy định của pháp luật, là các chủ thể bị truy nã theo quyết định truy nã của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc người phạm tội tự thú, người phạm tội đầu thú khi họ đã có quyết định tạm giữ. Trong quá trình tạm giữ thì người bị tạm giữ sẽ có một số quyền cơ bản như sau:
– Người bị tạm giữ có quyền biết lý do tại sao mình bị tạm giữ, họ có quyền nhận quyết định tạm giữ hoặc quyết định gia hạn tạm giữ và chủ thể có thẩm quyền;
– Người bị tạm giữ có quyền được thông báo và giải thích về quyền cùng với các nghĩa vụ của họ;
– Người bị tạm giữ có quyền trình bày lời khai và đưa ra những ý kiến và quan điểm cá nhân, những ý kiến và quan điểm này không bắt buộc phải là những quan điểm chống lại chính mình hoặc buộc mình phải nhận tội;
– Người bị tạm giữ có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa theo quy định của pháp luật, họ có quyền đưa ra những chứng cứ và tài liệu để chứng minh cho quyền lợi của mình, có quyền trình bày về các chứng cứ và tài liệu đó trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Người bị tạm giữ có quyền khiếu nại về các quyết định và hành vi tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng về việc tạm giữ họ.
Bên cạnh đó thì pháp luật cũng có quy định về người bị tạm giam. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Luật thi hành tạm giữ và tạm giam năm 2015 thì, người bị tạm giam được xác định là những đối tượng đang bị quản lý tại các cơ sở giam giữ trong thời hạn bị tạm giam hoặc trong thời hạn gia hạn tạm giam bởi chủ thể có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 bao gồm các chủ thể là bị can, bị cáo, người bị kết án phạt tù theo bản án có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật, hoặc người đang chờ thi hành án, người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ tội phạm.
Theo như phân tích ở trên thì có thể thấy, khi các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật và nhận thấy cần phải tiến hành hoạt động tạm giữ và tạm giam thì đều phải chấp hành. Theo đó, các chủ thể là viên chức cũng sẽ bị tạm giữ hoặc tạm giam nếu thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
1.2. Viên chức bị tạm giam, tạm giữ có được trả lương hay không?
Hiện nay nhiều người đặt ra câu hỏi: Viên chức bị tạm giữ hoặc tạm giam thì có được trả lương hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần căn cứ theo quy định tại Điều 41 của
– Trong thời gian bị tạm giữ hoặc bị tạm giam theo quy định của pháp luật hoặc trong thời gian được cho tại ngoại nhưng vẫn áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú mà không thể tiếp tục đi làm, nhằm mục đích phục vụ cho công tác điều tra và truy tố, xét xử của các chủ thể có thẩm quyền, thì khi đó bên viên chức cũng sẽ được hưởng 50% mức lương hiện hưởng, ngoài ra còn được cộng với các khoản phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung theo quy định của pháp luật, còn được hưởng thêm các khoản phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);
– Đối với các trường hợp là viên chức giữ chức vụ lãnh đạo và giữ chức vụ quản lý này bị tạm đình chỉ chức vụ thì sẽ không được hưởng các khoản phụ cấp liên quan đến chức vụ lãnh đạo và chức vụ quản lý theo quy định của pháp luật;
– Đối với các trường hợp viên chức không bị xử lý kỷ luật hoặc được kết luận là không phạm tội, kết luận là viên chức đó bị oan sai thì sẽ được truy lĩnh 50% mức lương còn lại. Trong trường hợp viên chức bị xử lý kỷ luật hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án tuyên bố là có tội theo quy định của pháp luật thì sẽ không được truy lĩnh 50% mức lương còn lại.
Như vậy thì có thể thấy, đối với câu hỏi: Viên chức bị tạm giữ hoặc bị tạm giam có được trả lương hay không? Căn cứ theo điều luật nêu trên, thì viên chức trong quá trình bị tạm giữ hoặc bị tạm giam vẫn sẽ được hưởng 50% của mức lương hiện hưởng nếu như các viên chức này chưa bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật, ngoài ra còn được cộng với các khoản phụ cấp về chức vụ, các khoản phụ cấp về thâm niên vượt khung, các khoản phụ cấp liên quan đến thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương.
2. Viên chức bị tạm giữ hoặc tạm giam có thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm kỉ luật hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 112/2020/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức (sau được sửa đổi bởi nghị định 71/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức), có ghi nhận về một số trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật, cụ thể như sau:
– Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật khi có hành vi vi phạm trên thực tế;
– Được miễn trách nhiệm kỷ luật khi các chủ thể đó phải tiến hành hoạt động chấp hành các quyết định của cấp trên theo quy định tại Luật cán bộ, công chức, viên chức;
– Được cấp có thẩm quyền xác nhận rằng sự vi phạm xảy ra trong tình thế cấp thiết hoặc vi phạm do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan nằm ngoài ý chí của con người phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự khi họ đang trong quá trình thi hành công vụ;
– Các chủ thể là viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng nay đã qua đời thì cũng thuộc một trong những trường hợp sẽ được miễn trách nhiệm kỷ luật theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể thấy, trường hợp các chủ thể là viên chức bị tạm giữ hoặc tạm giam sẽ không thuộc trường hợp được miễn kỷ luật theo như điều luật đã phân tích ở trên.
3. Mức đóng bảo hiểm xã hội đối với các chủ thể là viên chức bị tạm giữ, tạm giam:
Căn cứ theo quy định tại Điều 42 của Quyết định 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, thì mức đóng bảo hiểm xã hội của các đối tượng là viên chức đang bị tạm giữ hoặc bị tạm giam được ghi nhận như sau: Viên chức đang bị tạm giữ hoặc bị tạm giam thì khi đó viên chức này và người sử dụng lao động sẽ tạm dừng hoạt động đóng bảo hiểm xã hội, nhưng vẫn sẽ phải tham gia hoạt động đóng bảo hiểm y tế hằng tháng với mức 4.5% của 50% mức tiền lương hàng tháng mà viên chức được hưởng theo quy định của pháp luật như đã phân tích ở trên.
Nếu như viên chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là bị oan sai và không có hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ phải thực hiện hoạt động đóng bù bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian mà viên chức tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội như đã phân tích ở trên, quá trình đóng bù bảo hiểm xã hội này sẽ được dựa trên tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và chi đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh và không tính lãi đối với số tiền huy động đó.
Ngoài ra còn có thể thấy, nếu như các viên chức bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là có tội và không bị oan sai, hành vi của viên chức là hành vi vi phạm quy định của pháp luật thì sẽ không được thực hiện hoạt động đóng bù bảo hiểm xã hội và không phải thực hiện quá trình duy đóng bảo hiểm y tế cho thời gian bị tạm giữ và bị tạm giam theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Thi hành án tạm giữ, tạm giam năm 2015;
– Nghị định 112/2020/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức;
– Nghị định 71/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.