In ấn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược quảng cáo của các đơn vị kinh doanh, nhìn chung thì hoạt động in ấn tạo ra các ấn phẩm quảng cáo giúp khách hàng biết thêm những thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà đơn vị kinh doanh cung cấp. Vậy thì, việc quản lý và sử dụng thiết bị in được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Việc quản lý, sử dụng thiết bị in được quy định như thế nào?
1.1. Thiết bị in được hiểu như thế nào?
Máy in bao gồm nhiều thể loại và công nghệ khác nhau, ví dụ như:
– Máy in sử dụng công nghệ laser, là các máy in dùng in ra giấy. Chúng hoạt động dựa trên nguyên tắc dùng tia laser để chiếu lên một trống từ, chống từ quay qua ủng mực để mực hút vào trống, giấy chuyển động qua trống và mực được bán vào giấy, công đoạn cuối cùng là sấy khô mực để mực bám chặt vào giấy trước khi ra ngoài;
– Máy in kim sử dụng các kim để chấm qua một băng bực làm hiện mực lên trang giấy cần in;
– Máy in phun hoạt động theo nguyên lý phun mực và giấy in (theo đúng tên gọi thông thường của nó). Mực in được phun qua một lỗ nhỏ theo từng giọt với một tốc độ lớn (khoảng 5000 lần/giây) tạo ra các điểm mực đủ nhỏ để thể hiện bản in sắc nét. Đa số các máy in phun thường là các máy in màu (có kết hợp in được các bạn đen trắng). Để in ra màu sắc cần tối thiểu 03 loại mực. Các màu sắc được thể hiện bằng cách pha trộn 03 màu cơ bản với nhau.
Có thể nói thế giới ngày càng tiến xa hơn với những khám phá và phát minh vĩ đại của loài người. Cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao. Việc phát minh ra các loại máy móc thiết bị phục vụ đời sống là điều tất yếu cho xã hội hiện đại. Một văn phòng được trang bị đầy đủ các thiết bị thì công việc của nơi ấy sẽ suôn sẻ hơn rất nhiều, và máy in là một trong những trang thiết bị đó.
1.2. Quy định về quản lý, sử dụng thiết bị in:
Căn cứ theo nghị định số 72/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
Thứ nhất, các thiết bị in chỉ được phép đưa vào sản xuất kinh doanh khi có đủ các điều kiện để tiến hành hoạt động in theo quy định của pháp luật. Trong quá trình sử dụng các thiết bị in cần phải lưu ý rằng:
– Sử dụng ở những nơi khô ráo và không bụi bẩn;
– Đập nơi bằng phẳng, dây cáp máy in và cáp điện phải gọn gàng, nên đặt máy in ở nơi thông thoáng và ngoài tầm với của trẻ em;
– Không sử dụng máy trong khi di chuyển, đặt máy ở chế độ thường trực ngay cả lúc không dùng trong giờ làm việc, giữ cho mực không vón cục và biến chất;
– Khi xuất hiện vật mờ theo chiều dọc chăn im thì mang hộp mực ra lắc đều. Sau đó nếu không còn thấy tình trạng này thì có nghĩa là hộp mực sắp hết, chỉ có thể in thêm vài chục trang nữa;
– Không nên sử dụng loại giấy quá mỏng và kém chất lượng vì giấy còn sót tạp chất có thể gây xước. Bắt buộc phải dùng giấy tốt và kích cỡ đồng đều. Không dùng giấy bị ướt, nhăn nheo và dùng lại giấy đã in một mặt. Vì có thể bị kẹt giữa các bánh răng làm gãy một số cơ cấu chuyển động, đặc biệt nếu là máy in phun sẽ khiến công đầu phun, tăng áp lực mực và cái trục trặc không thể khắc phục.
Thứ hai, đối với máy in có chức năng in màu thì ngoài việc tuân thủ phải đăng ký sử dụng theo quy định của pháp luật thì phải đáp ứng được các điều kiện sau đây: máy in chỉ được phép sử dụng để sản xuất trong những cơ sở in có đủ điều kiện tiến hành hoạt động in theo quy định của pháp luật về in ấn.
Thứ ba, việc đăng ký sử dụng đối với các loại máy in có chức năng in màu sẽ được thực hiện theo quá trình cơ bản sau:
– Các chủ thể là cơ quan và tổ chức hoặc cơ sở tiến hành hoạt động in phải gửi hồ sơ đăng ký máy in có chức năng in màu đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trước khi tiến hành sử dụng các loại thiết bị này. Hồ sơ đăng ký thiết bị này gồm có: Đơn đăng ký sử dụng máy in màu theo mẫu phù hợp với quy định của pháp luật về mặt nội dung và hình thức, bản chính của giấy phép nhập khẩu máy in do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục Xuất bản in ấn và phát hành cấp theo đúng quy định của pháp luật, các loại giấy tờ đảm bảo tư cách pháp nhân của các chủ thể đăng ký sử dụng máy in, hợp đồng và các hóa đơn mua bán máy in kèm chứng từ thuê mua máy in, đơn đề nghị chuyển nhượng đối với máy in đó đăng ký sử dụng có dấu xác nhận của Sở Thông tin và truyền thông nơi đã đăng ký máy in đó;
– Sau đó thì trong thời hạn luật định là 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh sẽ phải tiến hành xác nhận đăng ký bằng văn bản, đối với trường hợp không xác định được thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do chính đáng.
2. Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về nhập khẩu, đăng ký, sử dụng máy in:
Căn cứ theo Nghị định số 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí và hoạt động xuất bản, thì mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về nhập khẩu, đăng ký, sử dụng máy in màu được ghi nhận như sau:
Thứ nhất, phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi không đăng ký hoặc không đăng ký lại việc sử dụng máy in màu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ hai, phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Nhập khẩu máy in màu nhưng không có giấy phép nhập khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Sử dụng máy in màu không đúng mục đích đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ ba, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Sử dụng trái phép máy in màu;
– Sử dụng máy in màu để nhân bản xuất bản phẩm hoặc sản phẩm không phải là xuất bản phẩm có nội dung vi phạm quy định của pháp luật.
Thứ tư, hình thức xử phạt bổ sung trong trường hợp này là tịch thu tang vật vi phạm hành chính. Ngoài ra, còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi vi phạm pháp luật này.
3. Khắc phục một số lỗi thường gặp khi in:
Dấu hiệu | Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Máy không in được, máy báo lỗi đầy mực | Máy in liên tục trên 2000 bản, hệ thống sẽ báo bình mực đầy trong 100 bản in kế tiếp. | Kiểm tra Hộp mực. |
Khi in nét chữ bị nhòe | – Giấy in có thể quá ẩm hoặc quá mỏng; – Đổ mực không đúng quy định, không đúng loại giấy cho dòng máy; – Tuổi thọ của trống đã cũ; – Lô sấy không đủ nóng. | – Kiểm tra lại giấy, sấy giấy trước khi đưa vài in ấn; – Nên sử dụng giấy đạt chuẩn theo chỉ định của nhà sản xuất; – Nên đổ đúng loại mực đã quy định; – Giám định nguyên nhân do trống hoặc lô sấy, Nếu hết khấu hao thì nên thay thế vật tư mới. |
Giấy in vẫn ra bình thường nhưng mặt trên mờ và mặt dưới đậm | Do bộ phận sấy của máy in kém chất lượng. | Thay thế vật tư mới đáp ứng tiêu chuẩn trong quá trình sử dụng. |
Bản in bị đen | – Mặt kính bẩn; – Độ đậm nhạt của mực chưa phù hợp. | – Vệ sinh mặt kính; – Chỉnh lại độ đậm nhạt của mực trên máy in. |
Trong quá trình in, máy in bị tắc hoặc mắc kẹt giấy | – Chất lượng giấy in không tốt, quá mỏng, nhàu nát, ẩm hoặc để lệch khay; – Bộ phận kéo giấy bị hỏng hoặc cảm biến báo giấy kẹt bị hỏng. | – Gỡ giấy đúng theo thao tác kĩ thuật hướng dẫn trên máy, thay thế có chất lượng tốt hơn; – Kiểm tra bộ kéo giấy (phần cao su bị mòn hết ma sát), lấy khay giấy ra lau sạch cuộn giấy; – Hệ thống điện hoặc bộ điều khiển điện có thể gặp vấn đề. |
Máy in bị tắc giấy, giấy ùn nhiều, không ra bản in ở khay đựng | Bộ phận kéo giấy (lô kéo) đã bị mòn do thời gian sử dụng đã lâu. | Thay lô kéo đáp ứng yêu cầu in ấn. |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 72/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in và Nghị định số 25/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in;
– Nghị định số 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí và hoạt động xuất bản.