Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập. Bài viết sau đây phân tích những quy định về vấn đề bạo lực học đường, mời các bạn cùng theo dõi!
Mục lục bài viết
1. Việc phòng chống bạo lực học đường được quy định trong:
Việc phòng chống bạo lực học đường được quy định trong văn bản pháp luật nào:
A. Bộ luật hình sự 2015
B. Bộ luật tố tụng hình sự 2015
C. Bộ luạt lao động 2020
D. Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Đáp án A
Việc phòng, chống bạo lực học đường được quy định trong một số văn bản pháp luật như: Nghị định số 80/2017/NĐ-CP của Chính phủ; Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Bộ luật Dân sự năm 2015;…
2. Bạo lực học đường và phòng chống bạo lực học đường:
Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.
* Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường:
– Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường;
Về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân;
– Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại người học; phòng, chống bạo lực học đường; bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho người học;
– Công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận thông tin, tố giác về bạo lực học đường;
– Tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bạo lực học đường;
– Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học.
* Biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường:
– Phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường, người học có nguy cơ bị bạo lực học đường;
– Đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bạo lực có thể xảy ra để có biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ cụ thể;
– Thực hiện tham vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực.
* Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường:
– Đánh giá sơ bộ về mức độ tổn hại của người học, đưa ra nhận định về tình trạng hiện thời của người học;
– Thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế, tư vấn đối với người học bị bạo lực; theo dõi, đánh giá sự an toàn của người bị bạo lực;
– Thông báo kịp thời với gia đình người học để phối hợp xử lý; trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục thì thông báo kịp thời với cơ quan công an, UBND xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.
* Phòng ngừa bạo lực học đường theo như sau:
– Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại học sinh, sinh viên; phòng, chống bạo lực học đường trên môi trường mạng cho học sinh, sinh viên, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và gia đình học sinh, sinh viên; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh, sinh viên.
– Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thường xuyên tiến hành theo dõi, thống kê và phân tích các nhóm đối tượng có nguy cơ bạo lực học đường. Xây dựng cơ chế phối hợp với cơ quan chức năng và quy trình xử lý đối với các tình huống bạo lực học đường.
– Thiết lập kênh thông tin liên lạc giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với gia đình học sinh, sinh viên và các tổ chức, cá nhân có liên quan để kịp thời ngăn chặn, xử lý các tình huống bạo lực học đường xảy ra.
3. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường:
– Từ phía gia đình
Gia đình không quan tâm, để ý tâm tư tình cảm của các em, giao phó trách nhiệm giáo dục cho nhà trường nên trẻ sẽ không có nền tảng giáo dục tốt, từ đó dẫn đến hiện trạng này. Ngoài ra, việc trẻ bị ảnh hưởng bởi gia đình có xu hướng bạo lực cũng là một nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực của các em.
– Từ phía nhà trường
Mô hình giáo dục của nhà trường chưa đúng cách, chưa có hiệu quả, mang quá nhiều tính hàn lâm nhưng bỏ qua các tổ chức các hoạt động ngoại khóa hay chú tâm vào giáo dục nhân cách, văn hóa ứng xử cho các em. Mặt khác, còn có một số trường có xu hướng chạy theo thành tích dẫn đến việc bao che cho các hành vi bạo lực, không làm gương, răn đe học sinh của mình khiến hiện tượng bạo lực học đường ngày càng phổ biến.
– Từ phía xã hội
Môi trường sống xung quanh ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách và các hành xử của các em, nhất là trong độ tuổi mới lớn (12 đến 17 tuổi) đầy nhạy cảm. Đó là việc trẻ bị ảnh hưởng bởi các văn hóa bạo lực trong phim ảnh, sách báo, game có xu hướng bạo lực. Những hình ảnh không qua kiểm duyệt đầy rẫy trên mạng khiến cho các đối tượng tuổi vị thành niên tò mò và khám phá, từ đó sinh ra xu hướng bạo lực với bạn học ở ngoài đời thực.
4. Hiện trạng về bạo lực học đường ở Việt Nam:
Thực trạng bạo lực học đường ở Việt Nam đang ngày càng phổ biến và mang tính chất nghiêm trọng. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thống kê, có gần 1600 vụ học học sinh đánh nhau xảy ra trên toàn quốc chỉ trong một năm học.
Đây là một con số đáng báo động. Ngoài ra, một số khác thống kê rằng cứ khoảng 5.200 học sinh thì sẽ có 1 vụ ẩu đả và cứ 11.000 học sinh thì sẽ có 1 trường hợp bị đình chỉ học vì đánh nhau ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, từ năm 2013 đến 2015 có hơn 75% học sinh, sinh viên bị xử lý hình sự. Nghiệm trọng hơn là các đối tượng này đang ngày một trẻ hóa, hành vi càng đa dạng và mang tính chất nguy hiểm hơn.
Đáng buồn hơn là không phải tất cả những trường hợp đều được xử lý, nhà trường có thể che giấu đi nhằm bảo vệ danh tiếng cho trường. Điều này đã để lại đả kích lớn cho nhiều nạn nhân.
Từ đó, ta có thể nhận thấy được tình trạng này đang là vấn đề gây nhức nhối cho xã hội Việt Nam và có mức độ gia tăng cùng tính chất ngày càng nghiêm trọng.
5. Hỗ trợ và xử lý khi xảy ra bạo lực học đường:
Quy định về hỗ trợ khi có nguy cơ bị bạo lực học đường như sau:
– Phát hiện kịp thời học sinh, sinh viên có nguy cơ bị bạo lực học đường thông qua các biện pháp quản lý, theo dõi và các kênh thông tin.
– Đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bạo lực có thể xảy ra để có biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ cụ thể đối với học sinh, sinh viên.
– Tổ chức gặp gỡ, tìm hiểu, cảnh báo đối với học sinh, sinh viên về nguy cơ bạo lực học đường có thể xảy ra. Tư vấn các biện pháp cần thiết để học sinh, sinh viên có thể phòng, tránh bạo lực học đường.
– Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, sinh viên và tổ chức, cơ quan liên quan trong việc hỗ trợ học sinh, sinh viên có nguy cơ bị bạo lực học đường.
Xử lý khi xảy ra bạo lực học đường như sau:
– Có biện pháp cô lập, khống chế kịp thời các đối tượng gây ra bạo lực học đường, không để đối tượng tiếp tục gây các hậu quả không mong muốn.
– Liên lạc, báo cáo ngay với cấp thẩm quyền để xử lý vụ việc theo quy định. Trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì thông báo kịp thời với chính quyền hoặc cơ quan chức năng để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.
– Đánh giá sơ bộ về mức độ tổn hại của nạn nhân. Thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế đối với nạn nhân. Theo dõi, đánh giá và có biện pháp hỗ trợ thiết thực bảo vệ an toàn cho nạn nhân trong thời gian tiếp theo.
– Thông báo kịp thời với gia đình nạn nhân để phối hợp xử lý
THAM KHẢO THÊM: