Trường hợp này người kia có vi phạm sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu hàng hoá do gây nhầm lẫn với tên nhãn hiệu hàng hoá của tôi hay không?
Tóm tắt câu hỏi
Chào luật sư! Cho tôi hỏi một vấn đề đó là hiện nay tôi đang có một cơ sở sản xuất miến có tên nhãn hiệu là Miến Việt Cường và tên thương hiệu này tôi đã đăng kí bản quyền nhãn hiệu tại cục sở hữu trí tuệ. Nay có một người cũng ở cùng huyện với tôi và cũng sản xuất miến và lại lấy tên là Miến Việt Cường Hoá Thượng (Hoá Thượng là tên của huyện tôi). Vậy, trường hợp này người kia có vi phạm sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu hàng hoá do gây nhầm lẫn với tên nhãn hiệu hàng hoá của tôi hay không?
Luật sư tư vấn
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ theo Luật sở hữu trí tuệ thì một trong những điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ là không được trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc bảo hộ trước đó cho các sản phẩm hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự thì để đánh giá dấu hiệu yêu cầu đăng ký nêu trong đơn có trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác hay không, cần phải so sánh về mặt cấu trúc, nội dung, cách phát âm (đối với dấu hiệu chữ, ví dụ; Nike, Adidas…), ý nghĩa và hình thức thể hiện (đối với dấu hiệu hình, ví dụ: …..), đồng thời phải tiến hành so sánh hàng hóa, dịch vụ đi kèm dấu hiệu xin đăng ký với hàng hóa, dịch vụ của nhãn hiệu đối chứng.
Dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu đối chứng nếu dấu hiệu đó giống hệt nhãn hiệu đối chứng về cấu trúc, nội dung, ý nghĩa và hình thức thể hiện.
Dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng nếu dấu hiệu đó gần giống với nhãn hiệu đối chứng về cấu trúc (ví dụ: NAVI và NAVIX; TRUNG NGUYEN CAFÉ và TRUNG NGUYEN FOOD) và/ hoặc cách phát âm (ví dụ: B Book và Bi Book; apple và epple) và/ hoặc ý nghĩa, nội dung (ví dụ: Ban Mai và Dawn; Sơn Tuyết và Núi Tuyết, chữ Mặt Trời và hình mặt trời ) và/ hoặc hình thức thể hiện.
Ngoài ra, chúng ta cần xem xét khả năng trùng hoặc tương tự giữa hàng hóa, dịch vụ đi kèm dấu hiệu xin đăng ký và hàng hóa, dịch vụ đăng ký cho nhãn hiệu đối chứng.
Theo quy định của pháp luật, hai sản phẩm hoặc hai dịch vụ được coi là trùng khi hai sản phẩm hoặc hai dịch vụ đó thuộc một chủng loại (ví dụ: ô tô và xe máy, dịch vụ nhà hàng ăn uống và dịch vụ cửa hàng ăn uống….)
Hai sản phẩm hoặc hai dịch vụ được coi là tương tự khi hai sản phẩm hoặc hai dịch vụ đó thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Có cùng bản chất (thành phần, cấu tạo…) hoặc cùng chức năng, mục đích sử dụng. Ví dụ: quần áo và giấy dép; mỹ phẩm và kem trang điểm…
2. Có bản chất gần giống nhau và cùng chức năng, mục đích sử dụng. Ví dụ: gạo và miến; rượu và bia; vải vóc và quần áo….
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
3. Tương tự nhau về bản chất. Ví dụ: ca cao và sô cô la; bánh và kẹo…
4. Tương tự nhau về chức năng, mục đích sử dụng. Ví dụ: dịch vụ bệnh viện và dịch vụ mua bán dược phẩm…
5. Được đưa ra thị trường theo cùng một kênh thương mại (tức là các sản phẩm, dịch vụ này được phân phối theo cùng một phương thức, được bán cùng nhau hoặc cạnh nhau, trong cùng một loại cửa hàng…) hoặc được dùng cùng nhau. Ví dụ: nước mắm, nước tương, mì, miến, gạo; mỹ phẩm, dầu gội đầu; kem đánh răng và bàn chải; mỹ phẩm và bông tẩy trang….
Trường hợp như anh nêu là trường hợp xét dấu hiệu nhãn hiệu của 2 sản phẩm trùng nhau tức là cùng mặt hàng miến. Nhưng xét về dấu hiệu gây nhầm lẫn thì chữ Miến Việt Cường Hoá Thượng và Miến Việt Cường là không trùng nhau nhưng lại gây nhầm lẫn bởi tên Hoá Thượng là tên một địa danh chung, có thể được sử dụng rộng rãi nên trong trường hợp này có thể gây nhầm lần. Vì vậy, bây giờ anh có thể có đơn khiếu nại lên Cục Sở hữu trí tuệ bởi Cục sở hữu trí tuệ nơi anh đăng kí bảo hộ nhãn hiệu để bảo vệ cho nhãn hiệu của mình.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý
– Phân biệt nhãn hiệu với tên thương mại
– Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí qua tổng đài
– Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí
– Tư vấn luật sở hữu trí tuệ trực tuyến miễn phí
Chuyên viên tư vấn: Trần Thị Hương