Nhiều người vẫn hay nhầm tưởng rằng bất kỳ sự việc nào cũng đều được cơ quan có thẩm quyền đưa ra xét xử tại tòa mà không biết rằng pháp luật nước ta chia theo hai thủ tục giải quyết đó là việc dân sự và vụ án dân sự. Sau đây mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu
Căn cứ pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Việc dân sự là gì?
Theo quy định tại Điều 361 của Bộ luật tố tụng dân sự thì việc dân sự được hiểu là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân không có tranh chấp, nhưng có yêu cầu
A civil matter is understood as the fact that an agency, organization or individual has no dispute, but requests the Court to recognize or not recognize a legal fact as a basis for giving rise to civil rights and obligations. marriage and family, business, commerce, labor of their own or of other agencies, organizations and individuals; request the Court to recognize for him/her civil, marriage and family, business, commercial and labor rights.
2. Thủ tục giải quyết việc dân sự theo quy định mới nhất:
Một việc dân sự theo quy định sẽ được giải quyết theo trình tự thủ tục như sau:
Thứ nhất , thủ tục nhận và xử lý đơn yêu cầu
- Thủ tục nhận đơn yêu cầu được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 191 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu.
- Trường hợp đơn yêu cầu chưa ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 362 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì Thẩm phán yêu cầu người yêu cầu sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Thủ tục sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 193 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
- Trường hợp người yêu cầu thực hiện đầy đủ yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì Thẩm phán tiến hành thủ tục thụ lý việc dân sự.
- Hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 363 của Bộ luật Tố tụng dân sự mà người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu thì Thẩm phán trả lại đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho họ.
- Trường hợp xét thấy đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện thụ lý thì Thẩm phán thực hiện như sau:
+
+ Tòa án thụ lý đơn yêu cầu khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự;
+ Trường hợp người yêu cầu được miễn hoặc không phải nộp lệ phí thì Thẩm phán thụ lý việc dân sự kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.
Trường hợp đơn không đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 1, Điều 364 của Bộ luật dân sự thì Tòa án sẽ trả lại đơn yêu cầu, việc trả lại đơn phải được thông báo dưới dạng văn bản và có nêu rõ lý do bị trả lại đơn. Xét thấy việc trả lại đơn của Tòa án là không chính xác, xâm phạm đến quyền và lợi ích của cá nhân hay tổ chức gửi đơn thì lúc này có thể làm đơn khiếu nại và việc giải quyết khiếu nại việc trả lại đươn được thực hiện theo Điều 194 của Bộ luật tố tụng dân sự.
Thứ hai, thông báo thụ lý đơn yêu cầu
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết việc dân sự, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý đơn yêu cầu.
– Văn bản thông báo phải có các nội dung chính sau đây:
+ Ngày, tháng, năm làm văn bản thông báo;
+ Tên, địa chỉ Tòa án đã thụ lý đơn yêu cầu;
+ Tên, địa chỉ của đương sự;
+ Những vấn đề cụ thể đương sự yêu cầu Tòa án giải quyết;
+ Danh mục tài liệu, chứng cứ đương sự nộp kèm theo đơn yêu cầu;
+ Thời hạn người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có ý kiến bằng văn bản nộp cho Tòa án đối với yêu cầu của người yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có);
+ Hậu quả pháp lý của việc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không nộp cho Tòa án văn bản về ý kiến của mình đối với yêu cầu giải quyết việc dân sự.
Thứ ba chuẩn bị xét đơn yêu cầu
– Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.
– Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án tiến hành công việc sau đây:
+ Trường hợp xét thấy tài liệu, chứng cứ chưa đủ căn cứ để Tòa án giải quyết thì Tòa án yêu cầu đương sự bổ sung tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án;
+ Trường hợp đương sự có yêu cầu hoặc khi xét thấy cần thiết thì Thẩm phán ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ; triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản. Nếu hết thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này mà chưa có kết quả giám định, định giá tài sản thì thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu được kéo dài nhưng không quá 01 tháng;
+ Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại đơn yêu cầu, tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu;
+ Quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
– Tòa án phải gửi ngay quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự và hồ sơ việc dân sự cho Viện kiểm sát cùng cấp để nghiên cứu. Viện kiểm sát phải nghiên cứu trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ; hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ cho Tòa án để mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
– Tòa án phải mở phiên họp để giải quyết việc dân sự trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp.
Thứ tư, thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết việc dân sự
– Phiên họp giải quyết việc dân sự được tiến hành theo trình tự sau đây:
+ Thư ký phiên họp báo cáo Thẩm phán, Hội đồng giải quyết việc dân sự về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp;
+Thẩm phán chủ tọa phiên họp khai mạc phiên họp, kiểm tra về sự có mặt, vắng mặt của những người được triệu tập tham gia phiên họp và căn cước của họ, giải thích quyền và nghĩa vụ của người tham gia phiên họp;
+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu, người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày về những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết, lý do, mục đích và căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó;
+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc giải quyết việc dân sự;
+ Người làm chứng trình bày ý kiến; người giám định trình bày kết luận giám định, giải thích những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn (nếu có);
+ Thẩm phán, Hội đồng giải quyết việc dân sự xem xét tài liệu, chứng cứ;
+ Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết việc dân sự và gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ việc dân sự ngay sau khi kết thúc phiên họp;
+ Thẩm phán, Hội đồng giải quyết việc dân sự xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu giải quyết việc dân sự.
- Trường hợp có người được Tòa án triệu tập tham gia phiên họp vắng mặt thì Thẩm phán, Hội đồng giải quyết việc dân sự cho công bố lời khai, tài liệu, chứng cứ do người đó cung cấp trước khi xem xét tài liệu, chứng cứ.
3. Những nội dung cần có trong đơn yêu cầu Tòa án giải quyết:
Đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự cần những nội dung như sau:
- Người yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải gửi đơn đến Tòa án có thẩm quyền quy định tại Mục 2 Chương III của Bộ luật tố tụng dân sự.
Trường hợp Chấp hành viên yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự theo quy định của Luật thi hành án dân sự thì có quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.
– Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây:
+ Ngày, tháng, năm làm đơn;
+ Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự;
+ Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu;
+ Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó;
+ Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có);
+ Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình;
+ Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của
- Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về việc dân sự là gì và thủ tục giải quyết việc dân sự theo quy định mới nhất. Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.