Quy định về vị trí của Công an nhân dân? Quy định về chức năng của Công an nhân dân? Quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Công an nhân dân?
Từ khi ra đời cho đến nay, lực lượng Công an nhân dân luôn giữ những vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đất nước trong mọi mặt của đời sống.
Căn cứ pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Quy định về vị trí của Công an nhân dân:
Theo Điều 3
Công an nhân dân được biết đến là lực lượng vũ trang nhân dân có vai trò làm nòng cốt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Như vậy, ta nhận thấy, công an nhân dân là lực lượng vũ trang mang tính trọng yếu và có ý nghĩa quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiện nay công an nhân dân cũng có rất nhiều các chức vụ cũng như có nhiều những vị trí công tác trong Bộ máy chính quyền từ các cấp Bộ, ban, ngành khác nhau.
2. Quy định về chức năng của Công an nhân dân:
Theo Điều 15 Luật Công an nhân dân năm 2018 đưa ra quy định về chức năng của Công an nhân dân như sau:
Công an nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ có chức năng đó là tham mưu với Đảng, Nhà nước về vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống các đối tượng tội phạm và những vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Công an nhân dân có chức năng thực hiện quản lý nhà nước về việc bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm đối với trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh để nhằm mục đích có thể phòng, chống tội phạm và nhưng vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Công an nhân dân có chức năng đấu tranh để nhằm mục đích phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và những vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Như vậy, ta nhận thấy, pháp luật đã đưa ra quy định cụ thể về chức năng của Công an nhân dân. Việc quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý giúp đảm bảo vai trò của lực lượng Công an nhân dân.
3. Quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Công an nhân dân:
Theo Điều 16 Luật Công an nhân dân năm 2018 đưa ra quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Công an nhân dân như sau:
– Công an nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn tiến hành thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình và đề xuất với Đảng, Nhà nước ban hành, chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật, chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; tham gia thẩm định, đánh giá tác động về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội đối với quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế – xã hội theo quy định của pháp luật.
Công an nhân dân cũng cần kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh để có thể phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội với nhiệm vụ chính là phát triển kinh tế – xã hội; công an nhân dân cũng cần phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh với hoạt động quốc phòng và đối ngoại.
– Công an nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn chủ động trong quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, loại trừ nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia; tham gia vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; tham gia vào quá trình bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ đối với chế độ an ninh chính trị, an ninh trong các lĩnh vực tư tưởng – văn hóa, kinh tế, quốc phòng, đối ngoại, thông tin, xã hội, môi trường, khoa học và công nghệ; bảo vệ dối với các lợi ích khác của quốc gia; bảo vệ khối đại đoàn kết của toàn thể dân tộc Việt Nam cũng như tham gia vào việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể là những cơ quan, tổ chức, cá nhân.
– Công an nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn hoạt động tình báo theo đúng các quy định của pháp luật.
– Công an nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn bảo vệ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, khách quốc tế đến để thăm nom và làm việc tại Việt Nam; bảo vệ đối với sự kiện, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, xã hội; bảo vệ các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, cơ quan đại diện nước ngoài, đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam; bên cạnh đó thì còn có nhiệm vụ và quyền hạn bảo vệ các chủ thể là những cá nhân nắm giữ hoặc liên quan mật thiết đến bí mật nhà nước; bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt theo quy định của pháp luật.
– Công an nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện quản lý về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước; chủ trì đối với việc thực hiện quản lý về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của các chủ thể là những người nước ngoài tại Việt Nam; quản lý đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam theo đúng các quy định của pháp luật; kiểm soát đối với hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu theo đúng những quy định của pháp luật; công an nhân dân cũng cần phối hợp với Quân đội nhân dân, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương trên địa bàn cả nước trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, cửa khẩu, hải đảo, vùng biển, vùng trời và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới theo đúng các quy định của pháp luật, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan.
– Công an nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện quản lý về an ninh mạng, bảo vệ an ninh mạng và phòng, chống tội phạm mạng theo quy định của pháp luật.
– Công an nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện quản lý về công tác điều tra và phòng, chống tội phạm. Chủ trì thực hiện nhiệm vụ phòng, chống khủng bố, bạo loạn và giải quyết các tình huống phức tạp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, tài nguyên và an toàn thực phẩm có liên quan đến môi trường; tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; khởi tố, điều tra tội phạm theo quy định của pháp luật; thực hiện công tác thống kê hình sự; phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội, về bảo vệ môi trường và kiến nghị biện pháp khắc phục; giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng theo quy định của pháp luật.
– Công an nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện quản lý về thi hành án hình sự, thi hành tạm giữ, tạm giam; quản lý trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; tổ chức thi hành bản án, quyết định về hình sự, biện pháp tư pháp; thực hiện giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự; quản lý đối tượng được tha tù trước thời hạn có điều kiện; thực hiện công tác dẫn giải, áp giải, quản lý kho vật chứng, bảo vệ phiên tòa và thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
– Công an nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện quản lý về xử phạt, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, trật tự trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
– Công an nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện quản lý về cư trú, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu căn cước công dân, con dấu, trật tự, an toàn giao thông, trật tự công cộng, vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật; cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân và giấy tờ tùy thân khác; đăng ký, cấp, quản lý biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và thực hiện quản lý về an ninh, trật tự đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.
– Công an nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn chủ trì, phối hợp quản lý và thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
– Công an nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn làm nòng cốt xây dựng nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng – văn hóa, an ninh mạng, an ninh thông tin, truyền thông, an ninh xã hội, an ninh môi trường.
– Công an nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn hướng dẫn, huấn luyện nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật đối với các tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở, bảo vệ dân phố, dân phòng, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
– Công an nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn áp dụng các biện pháp vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ trang để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
– Công an nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vũ lực, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện khác để tấn công, truy bắt tội phạm, ngăn chặn người đang thực hiện hành vi phạm tội hoặc hành vi vi phạm pháp luật khác và để phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật.
– Công an nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn quyết định hoặc kiến nghị đối với việc đình chỉ, đình chỉ có thời hạn hoạt động của các chủ thể là những cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi gây nguy hại hoặc đe dọa gây nguy hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật khi có căn cứ xác định liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật. Công an nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn huy động, trưng dụng theo quy định của pháp luật phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, phương tiện khác và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện đó trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra.
– Công an nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật khi có tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp hoặc khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp.
– Công an nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn quản lý, phát triển công nghiệp an ninh; nghiên cứu, ứng dụng, huy động thành tựu khoa học và công nghệ, kỹ thuật trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và xây dựng Công an nhân dân.
– Công an nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số lực lượng; làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
– Công an nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện nghĩa vụ quốc tế; hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và xây dựng Công an nhân dân; thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự theo quy định của pháp luật. Bộ Công an là cơ quan trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hoạt động dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù.
– Công an nhân dân sẽ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, pháp luật nước ta đã quy định khá cụ thể về nhiệm vụ và quyền hạn của Công an nhân dân. Mỗi chiến sĩ trong lực lượng Công an nhân dân đều cần nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn này để thông qua đó có thể đảm bảo được vị trí và vai trò của bản thân.