Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản tiến hành chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài để giải quyết những khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa, thực hiện tham vọng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của đế quốc Nhật. Bài viết sau đây sẽ giải đáp lý do Nhật Bản tiến hành chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài, mời các bạn cùng theo dõi!
Mục lục bài viết
1. Vì sao Nhật Bản tiến hành xâm lược bành trướng ra bên ngoài:
Giới cầm quyền Nhật Bản tiến hành chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài để:
+ Đưa Nhật Bản thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế.
+ Giải quyết những khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa.
+ Thực hiện tham vọng mở rộng phạm vi ảnh hưởng và thống trị thế giới của Nhật.
Bởi vậy, giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương tiến hành chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài để giải quyết những khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa, thực hiện tham vọng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của đế quốc Nhật.
2. Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất:
* Kinh tế:
– Nhật Bản là nước thu nhiều lợi nhuận đứng thứ hai thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất, không mất mát gì trong chiến tranh. Trong những năm đầu (1914 – 1919), công nghiệp tăng 5 lần, sản xuất phát triển, hàng hóa xuất khẩu ra các thị trường châu Á.
– Nền nông nghiệp không có gì thay đổi, giá gạo tăng, đời sống nhân dân khó khăn. Tàn dư của phong kiến tồn tại nặng nề ở nông thôn. Năm 1927 Nhật lâm vào khủng hoảng tài chính, chấm dứt sự phục hồi của kinh tế Nhật.
* Xã hội:
Đời sống khó khăn, các cuộc đấu tranh bùng nổ. Năm 1928 diễn ra vụ “bạo động lúa gạo” và phong trào đấu tranh của công nhân cũng diễn ra sôi nổi. Đảng Cộng sản Nhật ra đời (7-1922) để lãnh đạo phong trào công nhân
Nhật Bản trong những năm 1929 – 1939
* Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933
– Nền kinh tế Nhật bản bị thiệt hại nặng nề do cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.
– Công nghiệp giảm 32%; ngoại thương giảm 80%, 3 triệu người thất nghiệp. Cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân diễn ra quyết liệt.
* Biện pháp:
Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và giải quyết khó khăn về nguyên liệu và thị trường, Chính phủ Nhật Bản cho tăng cường chính sách quân sự hóa và gây chiến tranh xâm lược:
– Khởi đầu chiếm Trung Quốc, sau đó là Châu Á và toàn thế giới.
– Hình thành lò lửa chiến tranh ở châu Á – Thái Bình Dương. Thập niên 1930, thiết lập chế độ phát xít, sử dụng bộ máy quân sự và cảnh sát của chế độ quân chủ.
* Phong trào đấu tranh chống phát xít của nhân dân Nhật
– Các phong trào diễn ra sôi nổi. Hạt nhân là Đảng Cộng sản, diễn ra nhiều hình thức chống lại phát xít hóa, lôi cuốn nhân dân, binh lính, sĩ quan. Năm 1939 có tới 40 cuộc đấu tranh phản chiến.
– Kết quả: cuộc đấu tranh thất bại, góp phần làm chậm lại quá trình phát xít ở Nhật.
Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 được thể hiện rõ trên các mặt sau đây:
– Hậu quả kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước châu Âu, tất cả các ngành kinh tế suy sụp, kéo lùi sức sản xuất.
– Hậu quả về xã hội: Hàng triệu người rơi vào tình trạng đói khổ, nạn thất nghiệp tăng, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ.
– Hậu quả về chính trị: Chủ nghĩa phát xít nên nắm chính quyền ở nhiều nước (Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản).
– Về quan hệ quốc tế: Xuất hiện hai khối đế quốc đối lập nhau, nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới
– Giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương tiến hành chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài để giải quyết những khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa, thực hiện tham vọng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của đế quốc Nhật. Để đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng và giải quyết những khó khăn trong nước, giới cầm quyền Nhật tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước, gây chiến tranh xâm lược và bành trướng ra bên ngoài.
– Năm 1927, Thủ tướng Nhật Bản Ta-na-ca đệ trình lên Nhật hoàng bản “Tấu thỉnh”, đề ra kế hoạch xâm lược và thống trị thế giới:
+ Khởi đầu là chiếm Trung Quốc, nơi tập trung 82% tổng số vốn đầu tư của Nhật Bản.
+ Sau đó chiếm Châu Á. Cuối cùng là toàn thế giới.
– Tháng 9 – 1931, Nhật tiến đánh vùng Đông Bắc Trung Quốc, mở đầu cuộc xâm lược nước này với quy mô ngày càng rộng lớn, đánh dấu việc hình thành lò lửa chiến tranh ở châu Á – Thái Bình Dương.
3. Lý do Nhật Bản xâm lược bành trướng Đông Nam Á:
Ngày 7/12/1941, quân Nhật đã bất ngờ tấn công Hạm đội Mỹ ở tại địa điểm Trân Châu Cảng, phát động cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, và không đầy nửa năm chúng đã chiếm đóng toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Nhật Bản xâm lược Đông Nam Á có nguyên nhân về nhiều mặt. Trên thực tế, quân Nhật xâm lược Đông Nam Á là một phần trong chiến lược toàn cầu của chúng. Trong Thế chiến thứ 2, Đức- Ý- Nhật đã hình thành trục Phát- xít, có mưu toan chia cắt cả thế giới. Quân Nhật đã xây dựng chiến lược Bắc tiến, Tây tiến và Nam tiến, mục đích Nam tiến là chiếm đóng Đông Nam Á và khu vực tây-nam Thái Bình Dương. Có một số nhận định cho rằng, Nhật Bản xâm lược Đông Nam Á có sự cân nhắc về lâu về dài.
Xét từ góc độ bố cục thế giới, Nhật Bản muốn chiếm đóng Đông Nam Á và thành lập gọi là “Vành đai thịnh vượng chung Đại Đông Á”. Về hướng Đông có thể đối trọng với Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương, hướng Tây có thể tiếp tục tấn công và chiếm đóng Ấn Độ, sau đó sẽ hội tụ với Phát-xít Đức và Ý tại khu vực Trung Đông, buộc nước Anh phải khuất phục, sau đó dốc toàn lực đối phó với Mỹ, đây là một chiến lược lâu dài của Nhật Bản”.
Quân Nhật xâm lược Đông Nam Á là hòng cướp bóc tài nguyên chiến lược của địa phương. Đông Nam Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào như dầu mỏ, cao su, lương thực, khoáng sản,… hơn nữa khu vực này lúc bấy giờ có nguồn nhân lực với 150 triệu người. Quân Nhật xâm lược Đông Nam Á là hòng làm bá chủ mới của khu vực này. Các nước Đông Nam Á lúc đó lần lượt là thuộc địa của Pháp, Anh, Hà Lan và Mỹ. Nghiên cứu viên Ban Nghiên cứu quân sự thế giới của Viện Khoa học quân sự Trung Quốc Hạ Tân Thành cho rằng, Nhật Bản phát động cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, chiếm đóng khu vực Đông Nam Á là nhằm thiết lập một trận tự mới với trung tâm là Nhật Bản.
Đi sâu phân tích có thể nhận thấy, chủ nghĩa quân phiệt Nhật và chủ nghĩa Phát-xít là cội nguồn tội ác phát động chiến tranh xâm lược của Nhật Bản trong thời cận đại. Nguồn tài nguyên trên đảo Nhật Bản rất có hạn. Đối với Nhật Bản mà nói, muốn phát triển, muốn sinh tồn thì cần phải đi con đường bành trướng và chinh phục bên ngoài. Dưới sự thôi thúc của tâm trạng manh động này, Nhật Bản đã từng bước lên con đường phát triển chèn ép nước khác lấy cướp bóc để phát triển, lấy chiến tranh để mở rộng không gian sinh tồn của mình, như vậy đã khiến chúng đi lên con đường diệt vong không có ngày trở về, trở thành chủ nghĩa Phát-xít còn tàn nhẫn hơn ách thống trị thực dân của phương Tây, mất hết tính người và cuối cùng trở thành thế lực cực đoan chống lại loài người.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản đã rút khỏi toàn bộ những lãnh thổ bị chúng xâm lược và xây dựng Hiến pháp Hoà bình. Nhật Bản vĩnh viễn từ bỏ quyền quốc gia phát động chiến tranh cũng như đe dọa hoặc sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp quốc tế, không có lực lượng Lục- Hải- Không quân cũng như các lực lượng chiến tranh khác, không công nhận quyền giao chiến của quốc gia. Hiện nay, thế lực cánh hữu Nhật Bản đang thúc đẩy sửa đổi Hiến pháp Hoà bình phòng ngừa sự hồi sinh của chủ nghĩa quân Phiệt, đã dẫn đến sự quan ngại và cảnh giác của người dân Nhật Bản và các nước xung quanh.
THAM KHẢO THÊM: