Mã vạch được hiểu là phương thức lưu trữ và truyền tải thông tin của mã số bằng: loại ký hiệu vạch tuyến tính (mã vạch một chiều); tập hợp điểm (Data Matrix, QRcode, PDF417 và các mã vạch hai chiều khác);... Dưới đây là mức phạt đối với hành vi vi phạm về mã số mã vạch hiện nay:
Mục lục bài viết
1. Vi phạm về mã số mã vạch sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 32
Hành vi vi phạm | Mức xử phạt |
Khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch bị mất hoặc hỏng mà không đăng ký lại với cơ quan có thẩm quyền khi có sự thay đổi về tên gọi, địa chỉ giao dịch trên giấy phép kinh doanh hoặc không thông báo bằng văn bản | Xử phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng |
Sử dụng mã số mã vạch khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch hết hiệu lực | |
Khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu mà không xuất trình được văn bản hợp pháp chứng minh quyền sử dụng mã số mã vạch | |
Không khai báo và cập nhật danh mục các mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN) và mã số địa điểm toàn cầu (GLN) được sử dụng cho cơ quan có thẩm quyền | |
Khai báo thông tin về mã số mã vạch trên cơ sở dữ liệu mã số mã vạch quốc gia không đúng với thông tin thực tế thương phẩm sử dụng mã GTIN hoặc địa điểm sử dụng mã GLN thể hiện hoặc sử dụng mã truy vết, thẻ, tem, nhãn hoặc định dạng bằng một phương thức thích hợp để cung cấp thông tin nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa nhưng không có dữ liệu hoặc có dữ liệu nhưng nội dung, dữ liệu không đúng quy định, hoặc thực hiện gắn thẻ, tem, nhãn hoặc định dạng bằng một phương thức thích hợp để thể hiện cung cấp thông tin nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa nhưng không khai báo, cập nhật thông tin đúng quy định về việc thể hiện hình thức, nội dung thẻ, tem, nhãn, định dạng bằng một phương thức thích hợp | |
Sử dụng mã số mã vạch có đầu mã Quốc gia Việt Nam (893) mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp quyền sử dụng mã số mã vạch | Xử phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 10 triệu đồng |
Bán, chuyển nhượng mã số mã vạch đã được cấp | |
Sử dụng mã số mã vạch đã bị thu hồi | |
Sử dụng mã số mã vạch nước ngoài để in trên sản phẩm, hàng hóa sản xuất, gia công, bao gói, sang chiết tại Việt Nam mà không được chủ sở hữu mã nước ngoài cho phép quyền sử dụng tại Việt Nam | Xử phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng |
Sử dụng các dấu hiệu gây nhầm lẫn với mã số mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Tổ chức mã số mã vạch quốc tế | |
Cung cấp hoặc sử dụng nguồn dữ liệu về mã số mã vạch không đúng với nguồn dữ liệu mã số mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Tổ chức mã số mã vạch quốc tế | Xử phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng |
Cung cấp thông tin sai lệch về chủ sở hữu hoặc đối tượng sử dụng mã số mã vạch hợp pháp đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam cấp | |
Phát triển và cung cấp các dịch vụ, giải pháp, ứng dụng dựa trên nền tảng mã số mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam khi chưa được phép | |
Hành vi buôn bán hàng hóa vi phạm quy định về mã số mã vạch | |
Hàng hóa vi phạm có giá trị đến 10.000.000 đồng | Xử phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng |
Hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng | Xử phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng |
Hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng | Xử phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng |
Hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng | Xử phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng |
Hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng | Xử phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng |
Hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng | Xử phạt tiền từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng |
Hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng | Xử phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng |
2. Đăng ký mã số mã vạch như thế nào?
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã số mã vạch gồm có:
(1) Trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận:
– Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch theo quy định (mẫu số 12 ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP).
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập (bản sao).
(2) Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định (theo mẫu số 13 ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP).
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập đối với trường hợp thay đổi tên, địa chỉ (bản sao).
– Giấy chứng nhận (trừ trường hợp bị mất) – bản chính.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Cá nhân, tổ chức sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ như trên sẽ nộp tại cơ quan thường trực về mã số, mã vạch.
Lưu ý: nếu như nộp hồ sơ trực tiếp thì phải có bản chính để đối chiếu. Còn trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì phải có bản sao được chứng thực hoặc bản sao y bản chính có ký tên, đóng dấu.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
(1) Trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận:
Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra:
– Nếu hồ sơ không đầy đủ thì cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung trong vòng 05 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ.
– Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: cá nhân, tổ chức sẽ đóng các khoản phí theo quy định.
Cơ quan thường trực về mã số, mã vạch có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.
(2) Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận:
Cơ quan thường trực về mã số, mã vạch chịu trách nhiệm cấp lại giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân trong vòng 15 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và đầy đủ.
Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Có các loại mã vạch nào?
Hiện nay, có 02 loại mã vạch chuẩn thông dụng: Chuẩn EAN (sử dụng cho các thị trường Châu Âu, Châu Á và nhiều đất nước khác) và chuẩn UPC-A (sử dụng cho các mặt hàng từ Chây Mỹ).
Ở Việt Nam chủ yếu sử dụng mã vạch EAN (European Article Number) của Tổ chức mã số sản phẩm quốc tế. Mã vạch sẽ có 13 chữ số cụ thể ý nghĩa như sau:
– Mã quốc gia: 03 chữ số đầu được cấp bởi tổ chức mã số vật phẩm quốc tế. Nếu mã quốc gia là 893 thì hàng đó được sản xuất tại Việt Nam.
– Mã doanh nghiệp: gồm bốn, năm hoặc sáu chữ số được cấp bởi tổ chức mã số vật phẩm quốc gia cấp cho các nhà sản xuất.
– Mã mặt hàng: gồm năm, bốn, hoặc ba chữ số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp do nhà sản xuất quy định cho hàng hoá của mình. Mỗi mặt hàng sẽ có một mã số duy nhất không được sử dụng trùng lặp.
– Số kiểm tra: đó chính là số kiểm tra được tính dựa vào 12 con số trước đó, dùng để kiểm tra việc ghi đúng những con số nói trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Thông tư số 10/2020/TT-BKHCN quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 và nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của chính phủ về sử dụng mã số, mã vạch.
Nghị định số 119/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Nghị định số 126/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử.
THAM KHẢO THÊM: