Xét nghiệm HIV phải tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật. Vậy vi phạm quy định về xét nghiệm HIV sẽ bị xử phạt thế nào?
Mục lục bài viết
1. Vi phạm quy định về xét nghiệm HIV sẽ bị xử phạt thế nào?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 117/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực y tế được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính hành vi vi phạm quy định về tư vấn và xét nghiệm HIV, Điều này quy định:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Cản trở quyền tiếp cận với dịch vụ tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS của người khác;
+ Không tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS trong quá trình chăm sóc, điều trị cho các đối tượng là phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, cho con bú, người bị phơi nhiễm với HIV;
+ Thực hiện không đúng quy trình, nội dung tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV;
+ Tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV khi chưa được tập huấn về tư vấn phòng, chống HIV/AIDS;
+ Thực hiện việc tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS tại cơ sở tư vấn không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
+ Không phản hồi hoặc là phản hồi danh sách người nhiễm HIV trong giám sát HIV/AIDS không theo đúng quy định của pháp luật;
+ Không lưu giữ hoặc lưu giữ không đúng quy định của pháp luật đối với kết quả xét nghiệm, những mẫu máu, túi máu, chế phẩm máu, bệnh phẩm nhiễm HIV;
+ Không tiêu hủy hoặc tiêu hủy những mẫu máu, túi máu, chế phẩm máu, bệnh phẩm nhiễm HIV không theo đúng quy định của pháp luật;
+ Vi phạm quy định về chế độ báo cáo HIV/AIDS theo quy định của pháp luật.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Không tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV;
+ Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính không đúng thời gian theo quy định của pháp luật;
+ Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính không đúng trình tự theo quy định của pháp luật;
+ Vận chuyển, giao nhận phiếu trả lời kết quả xét nghiệm HIV dương tính không theo đúng quy định của pháp luật;
+ Không báo cáo cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện những sinh phẩm, trang thiết bị phục vụ xét nghiệm HIV không bảo đảm chất lượng;
+ Thực hiện không đúng quy định của Bộ Y tế về vô khuẩn, sát khuẩn, xử lý chất thải khi mà thực hiện phẫu thuật, tiêm thuốc, châm cứu để phòng, chống lây nhiễm HIV. Hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi này là tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm HIV trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng
+ Không thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp xử lý, khắc phục khi mà phát hiện việc xét nghiệm HIV không bảo đảm chất lượng;
+ Thu tiền xét nghiệm của người bị bắt buộc xét nghiệm thuộc trường hợp có trưng cầu giám định tư pháp hoặc có quyết định của cơ quan điều tra, viện kiểm sát nhân dân hoặc của tòa án nhân dân hoặc của phụ nữ mang thai tự nguyện xét nghiệm HIV trong trường hợp là chi phí xét nghiệm đã có nguồn kinh phí chi trả. Đồng thời biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi này là buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật, trong trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Khẳng định trường hợp HIV dương tính khi chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận đủ các điều kiện khẳng định các trường hợp HIV dương tính;
+ Xét nghiệm HIV không theo các hướng dẫn của Bộ Y tế. Hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi này là tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm HIV trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng
+ Không bảo đảm một trong những điều kiện của cơ sở xét nghiệm HIV sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm HIV. Hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi này là tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm HIV trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng
+ Khẳng định kết quả xét nghiệm HIV dương tính trong khoảng thời gian bị đình chỉ hoạt động. Hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi này là tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm HIV trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng
+ Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho đối tượng không đúng theo quy định của pháp luật, tiết lộ bí mật kết quả xét nghiệm HIV dương tính trong trường hợp pháp luật quy định là phải giữ bí mật;
+ Thực hiện xét nghiệm HIV đối với người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người mà đang có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự khi mà chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc của người giám hộ hợp pháp, người đại diện của người đó, trừ trường hợp cấp cứu theo các quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Bắt buộc xét nghiệm HIV đối với các đối tượng không thuộc đối tượng phải giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và xét nghiệm HIV bắt buộc theo quy định của pháp luật;
+ Xét nghiệm HIV khi chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm HIV. Đồng thời biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi này là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.
+ Không xét nghiệm túi máu, chế phẩm của máu trước khi sử dụng.
2. Trình tự, thủ tục xử phạt hành vi vi phạm quy định về xét nghiệm HIV:
Trình tự, thủ tục xử phạt hành vi vi phạm quy định về xét nghiệm HIV được thực hiện như sau:
2.1. Lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về xét nghiệm HIV:
Những người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về xét nghiệm HIV bao gồm có:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành y tế đang thi hành công vụ;
– Chánh Thanh tra các Sở, Chi Cục trưởng Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế;
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;
– Chánh Thanh tra Bộ;
– Chánh Thanh tra Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình;
– Chánh Thanh tra Cục trưởng Cục Quản lý dược;
– Chánh Thanh tra Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh;
– Chánh Thanh tra Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế;
– Chánh Thanh tra Cục trưởng Cục Y tế dự phòng;
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ;
– Công chức, viên chức thuộc ngành y tế đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2.2. Ra quyết định xử phạt hành chính hành vi vi phạm quy định về xét nghiệm HIV:
– Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính: thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hành vi vi phạm quy định về xét nghiệm HIV là:
+ 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về xét nghiệm HIV.
+ 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi hành vi vi phạm quy định về xét nghiệm HIV nếu vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt.
+ 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi hành vi vi phạm quy định về xét nghiệm HIV nếu vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan.
+ 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi hành vi vi phạm quy định về xét nghiệm HIV nếu vụ việc thuộc trường hợp có yêu cầu giải trình hoặc có yêu cầu phải xác minh các tình tiết có liên quan mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều những tình tiết phức tạp, cần phải có thêm về thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ.
– Những người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành y tế đang thi hành công vụ;
+ Chánh Thanh tra các Sở, Chi Cục trưởng Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế;
+ Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;
+ Chánh Thanh tra Bộ;
+ Chánh Thanh tra Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình;
+ Chánh Thanh tra Cục trưởng Cục Quản lý dược;
+ Chánh Thanh tra Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh;
+ Chánh Thanh tra Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế;
+ Chánh Thanh tra Cục trưởng Cục Y tế dự phòng;
+ Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ.
2.3. Thực hiện quyết định xử phạt:
Người bị xử phạt hành chính hành vi vi phạm quy định về xét nghiệm HIV thực hiện đúng các quy định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được người có thẩm quyền ra quyết định.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 117/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực y tế;
– Nghị định 124/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung