Vi phạm luật giao thông là các hành vi trái luật giao thông do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện, làm mất trật tự an toàn giao thông và xâm hại tới các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ. Những cá nhân có hành vi vi phạm giao thông sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Vậy vi phạm cùng lúc nhiều lỗi giao thông thì xử phạt thế nào?
Mục lục bài viết
1. Vi phạm cùng lúc nhiều lỗi giao thông thì xử phạt thế nào?
Điều 3 Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định về những nguyên tắc trong xử lý vi phạm hành chính, Điều này quy định những nguyên tắc trong xử lý vi phạm hành chính như sau:
– Nguyên tắc trong xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
+ Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả mà do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
+ Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm được công bằng, đúng quy định của pháp luật;
+ Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
+ Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật đã quy định:
++ Một hành vi vi phạm hành chính sẽ chỉ bị xử phạt một lần.
++ Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều sẽ bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
++ Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng các hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng.
+ Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức mà bị xử phạt sẽ có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
+ Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
– Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính bao gồm có:
+ Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu như thuộc một trong các đối tượng sau:
++ Đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
++ Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
++ Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
++ Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải được bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo như đúng quy định của pháp luật;
– Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm hay vào nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
– Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm thực hiện việc chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính sẽ hoàn toàn có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.
Theo quy định trên thì một người vi phạm nhiều lỗi giao thông thì sẽ xử phạt vê từng các hành vi vi phạm với từng mức xử phạt tương ứng, sẽ không gộp chung các hình phạt, mức phạt với nhau, đồng thời phải đảm bảo nguyên tắc:
– Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả mà do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
– Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm được công bằng, đúng quy định của pháp luật;
– Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
– Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức mà bị xử phạt sẽ có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
– Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Số tiền phạt tối đa đối với người có thẩm quyền xử phạt lĩnh vực giao thông:
Căn cứ
2.1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:
– Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã: Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm ở trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
-Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện: Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm ở trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm ở trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
2.2. Công an nhân dân:
– Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ: Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm ở trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
-Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của chiến sĩ Công an nhân dân mà đang thi hành công vụ: Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm ở trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
– Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Tiểu đoàn trưởng của Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động: Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm ở trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
– Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng Công an cấp tỉnh: Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm ở trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
– Giám đốc Công an cấp tỉnh: Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm ở trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
– Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông: Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm ở trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
– Cục trưởng của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội: Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm ở trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
– Tư lệnh Cảnh sát cơ động: Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm ở trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
– Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ: Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm ở trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
– Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động: Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm ở trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
– Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông: Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm ở trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
2.3. Thanh tra chuyên ngành:
– Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành mà đang thi hành công vụ: Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm ở trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
– Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý đường bộ ở những khu vực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam: Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm ở trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải: Phạt tiền đến 52.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm ở trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
– Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải: Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm ở trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
– Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng không, Giám đốc của Cảng vụ đường thủy nội địa: Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm ở trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính.
–
THAM KHẢO THÊM: