Vi phạm bản quyền âm nhạc, bài hát bị xử phạt như thế nào? Xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức vi phạm bản quyền âm nhạc, bài hát?
Hành vi copy hay nhân bản các bài hát, các tác phẩm âm nhạc một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, các chương trình phát sóng mà lại không được phép của những người sáng tác, người chủ sở hữu hoặc của ban tổ chức phát sóng, kể cả việc sao chép điện tử thì cũng bi coi là hành vi vi phạm bản quyền âm nhạc, bài hát. Vậy hành vi vi phạm bản quyền âm nhạc, bài hát bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
–
– Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Sở hữu trí tuệ;
– Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan được sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 28/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 03 năm 2017.
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Vi phạm bản quyền âm nhạc, bài hát bị xử phạt như thế nào?
Tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định về các loại hình tác phẩm mà được bảo hộ quyền tác giả bao gồm có những loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; các tác phẩm phái sinh (tác phẩm phái sinh được hiểu chính là các tác phẩm mà được dịch từ ngôn ngữ này sang các ngôn ngữ khác, hay các tác phẩm phóng tác, cải biên hoặc là chuyển thể, biên soạn, chú giải và tuyển chọn).
– Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học bao gồm:
+ Tác phẩm văn học, khoa học hay là sách giáo khoa, giáo trình và các tác phẩm khác mà được thể hiện dưới dạng là chữ viết hoặc ký tự khác. Các tác phẩm mà được thể hiện dưới dạng là chữ viết hoặc ký tự khác thì được hiểu là những tác phẩm mà được thể hiện bằng chữ nổi cho những người bị khiếm thị, các ký hiệu tốc ký và những ký hiệu tương tự mà được thay cho chữ viết mà những đối tượng tiếp cận sẽ có thể thực hiện sao chép được bằng nhiều những hình thức khác nhau.
+ Bài giảng, bài phát biểu và các bài nói khác: chính là các tác phẩm mà được thể hiện bằng các ngôn ngữ nói và nó sẽ phải được định hình dưới những hình thức là vật chất nhất định.
+ Tác phẩm báo chí: chính là những tác phẩm mà có các nội dung độc lập và có cấu tạo phải hoàn chỉnh, bao gồm có các thể loại như phóng sự, ghi nhanh, tường thuật hay là phỏng vấn, phản ánh,…. nhằm mục đích để đăng, để phát trên các loại báo in, các báo nói hay là các báo hình, báo điện tử hoặc là các phương tiện khác.
+ Tác phẩm âm nhạc: chính là những tác phẩm mà được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong những bản nhạc hoặc là thể hiện dưới dạng các ký tự của âm nhạc khác hoặc là được định hình trên những bản ghi âm, bản ghi hình có hoặc là không có lời, và sẽ không phụ thuộc vào những việc trình diễn hay là không trình diễn.
+ Tác phẩm sân khấu: chính là những tác phẩm mà thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm có những thể loại như chèo, tuồng, cải lương, hay múa rối, kịch nói, kịch dân ca,….
+ Tác phẩm điện ảnh: chính là các tác phẩm mà được thể hiện bằng những hình ảnh động và được kết hợp hoặc là không kết hợp với những âm thanh theo những nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Những hình ảnh tĩnh sẽ được lấy ra từ một trong các tác phẩm điện ảnh nào đó chính là một phần của tác phẩm điện ảnh đó.
+ Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng: đối với tác phẩm tạo hình sẽ được hiểu chính là các tác phẩm mà được tác giả thể hiện bởi những đường nét, bởi màu sắc hay là hình khối, bố cục. Ví dụ như những tác phẩm hội họa, tác phẩm đồ họa, điêu khắc,…Còn đối với những tác phẩm là mỹ thuật ứng dụng sẽ được hiểu chính là các tác phẩm mà được tác giả thể hiện bởi những đường nét, bởi màu sắc, bởi hình khối, bởi bố cục với các tính năng hữu ích, và nó có thể gắn liền với một hoặc một số đồ vật hữu ích nào đó và sẽ được sản xuất thủ công hoặc là công nghiệp. Ví dụ như là thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang,…
+ Tác phẩm nhiếp ảnh: chính là các tác phẩm thể hiện được những hình ảnh của thế giới khách quan trên những vật liệu có bắt sáng hoặc được thể hiện trên các phương tiện mà những hình ảnh được tạo ra, hoặc cũng có thể được tạo ra bằng những phương pháp hóa học, phương pháp điện tử, hoặc các phương pháp kỹ thuật khác. Những tác phẩm về nhiếp ảnh có thể sẽ có chú thích hoặc là không có chú thích.
+ Tác phẩm kiến trúc: sẽ được hiểu chính là những tác phẩm mà thuộc loại hình kiến trúc như các bản vẽ thiết kế kiến trúc về những công trình hoặc là tổ hợp các công trình và nội thất, phong cảnh;công trình kiến trúc.
+ Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ có liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học
+ Tác phẩm về văn học, nghệ thuật dân gian;
+ Chương trình về máy tính, sưu tập dữ liệu.
– Đối với các tác phẩm phái sinh là văn học, nghệ thuật và khoa học sẽ chỉ được bảo hộ khi các tác phẩm không gây phương hại đến những quyền tác giả đối với các tác phẩm mà đã được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
Qua quy định trên, thì âm nhạc, bài hát là một trong những loại hình tác phẩm mà được bảo hộ quyền tác giả. Quyền tác giả đối với âm nhạc, bài hát sẽ được bảo hộ kể từ khi bài hát đó được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong những bản nhạc hoặc là thể hiện dưới dạng các ký tự của âm nhạc khác hoặc là được định hình trên những bản ghi âm, bản ghi hình có hoặc là không có lời, và sẽ không phụ thuộc vào những việc trình diễn hay là không trình diễn.
Tại Điều 28 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định về các hành vi xâm phạm quyền tác giả, theo đó các hành vi vi phạm bản quyền âm nhạc, bài hát bao gồm những hành vi sau:
– Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, bài hát;
– Mạo danh tác giả. đối với tác phẩm âm nhạc, bài hát;
– Công bố, phân phối tác phẩm âm nhạc, bài hát mà không được phép của tác giả;
– Công bố, phân phối tác phẩm âm nhạc, bài hát có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó;
– Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm âm nhạc, bài hát dưới bất kỳ hình thức nào mà gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả;
– Sao chép tác phẩm phẩm âm nhạc, bài hát mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
– Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
– Sử dụng tác phẩm âm nhạc, bài hát mà không được phép của các chủ sở hữu quyền tác giả, không thực hiện trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật;
– Cho thuê tác phẩm âm nhạc, bài hát mà không trả tiền nhuận bút, tiền thù lao và các quyền lợi vật chất khác cho các tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả;
– Nhân bản, sản xuất các bản sao, thực hiện phân phối, trưng bày hoặc là truyền đạt các tác phẩm âm nhạc, bài hát đến công chúng thông qua mạng truyền thông và thông qua các phương tiện kỹ thuật số mà lại không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
– Xuất bản tác phẩm âm nhạc, bài hát mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
– Cố ý hủy bỏ hoặc là làm vô hiệu những biện pháp kỹ thuật do chính chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện nhằm để bảo vệ các quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, bài hát của mình.
– Cố ý xóa, hoặc thay đổi các thông tin quản lý quyền dưới các hình thức điện tử có trong tác phẩm âm nhạc, bài hát.
– Làm và bán tác phẩm âm nhạc, bài hát mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
– Xuất khẩu, nhập khẩu và phân phối bản sao các tác phẩm âm nhạc, bài hát mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Những cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm bản quyền âm nhạc, bài hát bị xử phạt vi phạm hành chính. Tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan được sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 28/2017/NĐ-CP có quy định về các hành vi mà khi các cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi vi phạm bản quyền âm nhạc bài hát thì sẽ bị xử phạt như sau:
– Tại Điều 9 Nghị định này có quy định hành vi sử dụng tác phẩm âm nhạc, bài hát mà không nêu tên thật hoặc là không đúng tên thật, không nêu tên bút danh tác giả, tên tác phẩm (kể cả là đối với bản sao tác phẩm) thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi vi phạm và phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm.
– Tại Điều 10 Nghị định này có quy định hành vi tự ý sửa chữa hoặc là cắt xén tác phẩm âm nhạc, bài hát gây phương hại đến danh dự và đến uy tín của tác giả thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi vi phạm và phạt từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm.
– Tại Điều 10 Nghị định này có quy định hành vi xuyên tạc tác phẩm âm nhạc, bài hát mà gây phương hại đến danh dự và đến uy tín của tác giả tác phẩm sẽ bị xử phạt hành chính từ 000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi vi phạm và phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm
– Tại Điều 11 Nghị định này có quy định về hành vi công bố tác phẩm là âm nhạc, bài hát mà không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo đúng quy định sẽ bị xử phạt hành chính từ 000.000 đồng cho đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi vi phạm và xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm
– Tại Điều 15 Nghị định này có quy định về hành vi phân phối tác phẩm là âm nhạc, bài hát mà không được sự cho phép của các chủ sở hữu quyền tác giả thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi vi phạm và bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm
– Tại Điều 17 Nghị định này có quy định hành vi truyền đạt tác phẩm âm nhạc, bài hát đến công chúng sẽ bị xử phạt hành chính từ 000.000 đồng cho đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi vi phạm và bị xử phạt từ 30.000.000 đồng cho đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm
– Tại Điều 18 Nghị định này có quy định hành vi sao chép tác phẩm âm nhạc, bài hát mà không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 000.000 đồng cho đến 35.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi vi phạm và bị xử phạt từ 30.000.000 đồng cho đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm
– Tại Điều 13 Nghị định này có quy định hành vi biểu diễn trực tiếp tác phẩm âm nhạc, bài hát trước công chúng mà không được sự cho phép của chủ sở hữu của quyền tác giả thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 000.000 đồng cho đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi vi phạm và bị xử phạt từ 10.000.000 đồng cho đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm
– Tại Điều 13 Nghị định này có quy định hành vi biểu diễn tác phẩm âm nhạc, bài hát thông qua những chương trình ghi âm, ghi hình hoặc là bất kỳ các phương tiện kỹ thuật nào mà khiến công chúng có thể tiếp cận được mà lại không được phép của các chủ sở hữu quyền tác giả thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng cho đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi vi phạm và bị xử phạt từ 20.000.000 đồng cho đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm
2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức vi phạm bản quyền âm nhạc, bài hát:
Quy trình xử phạt hành chính đối với cá nhân, tổ chức vi phạm quyền âm nhạc, bài hát như sau:
Bước 1: Lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính: Những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong việc vi phạm bản quyền âm nhạc, bài hát lập
Những người mà có chức danh sau đây thì đều có thẩm quyền để lập biên bản vi phạm hành chính như:
– Chủ tịch của uỷ ban nhân dân các cấp;
– Thanh tra văn hoá, thể thao và du lịch và các thanh tra chuyên ngành khác;
– Công an nhân dân;
– Bộ đội biên phòng, cảnh sát biển và hải quan
– Quản lý thị trường.
Bước 2: Ra
Bước 3: Người bị phạt hành chính sẽ nhận quyết định xử phạt và làm đúng các nghĩa vụ của mình có ghi cụ thể trong quyết định xử phạt.