Vi phạm bản quyền âm nhạc bị xử phạt như thế nào? Một số ví dụ về vi phạm bản quyền âm nhạc? Các yếu tố xâm phạm bản quyền tác giả? Loại tác phẩm nào tuân theo bản quyền? Những hành vi vi phạm bản quyền tác giả?
Ngày nay, âm nhạc đã trở thành một bộ phận tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống. Không những vậy, theo dòng chảy của sự phát triển công nghệ, âm nhạc được thương mại hóa để tạo ra những thành công vượt trội. Xoay quanh vấn đề của sự phát triển, nhiều người chọn cách học hỏi để làm mới sản phẩm nghệ thuật của mình, ngược lại một số người chọn việc phát triển dựa trên chất xám của người khác, cụ thể hơn là lấy cắp ý tưởng hoặc dùng tác phẩm của người khác mà không được phép. Âm nhạc có thể được xem là một trong các lĩnh vực nghệ thuật bị vi phạm nhiều nhất. Vậy vi phạm bản quyền âm nhạc, bài hát bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ pháp lý
– Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan
–
Mục lục bài viết
1. Khái niệm vi phạm bản quyền:
Vi phạm bản quyền có thể hiểu là việc sử dụng trái phép tác phẩm đã được đăng ký bản quyền của người khác mà không có sự cho phép, từ đó vi phạm một số quyền mà chủ thể của những tác phẩm đó được cấp như quyền sao chép, quyền phân phối, hiển thị hoặc thực hiện công việc được bảo vệ.
Chủ thể bản quyền ở đây có thể là tác giả, người tạo ra tác phẩm, nhà xuất bản hay các doanh nghiệp được giao bản quyền để phân phối.
Theo đó vi phạm bản quyền âm nhạc có thể hiểu là việc các bài hát, các tác phẩm âm nhạc bị cắt ghép, sử dụng mà không được sự cho phép của chủ sở hữu bài hát đó. Cụ thể hơn là các hành vi như ăn cắp logo, tên tác phẩm; sửa chữa, sử dụng để quảng cáo thương mại mà không xin phép, bán lậu và phổ biến nhất là sao chép, đạo nhái tác phẩm. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sáng tạo, quyền được bảo hộ về tác phẩm âm nhạc của chính tác giả đó.
2. Vi phạm bản quyền âm nhạc bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định một số hành vi và mức phạt cụ thể khi xâm phạm bản quyền âm nhạc như sau:
Hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm:
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai lệch đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
+ Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có thông tin sai lệch về tên tác giả, tên tác phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
+ Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử và trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Hành vi xâm phạm quyền công bố tác phẩm:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi công bố tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Hành vi xâm phạm quyền phân phối tác phẩm:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phân phối tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm:
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Do đó, việc xâm phạm bản quyền âm nhạc, bài hát có thể bị xử phạt hành chính tùy vào mức độ nặng hay nhẹ của hành vi. Ngoài ra, chủ thể thực hiện hành vi vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.
3. Một số ví dụ về vi phạm bản quyền âm nhạc:
Có thể nói trong vài năm trở lại đây, những sản phẩm âm nhạc của Việt Nam vướng phải những nghi vấn đạo nhái, sử dụng tác phẩm của chủ thể khác mà chưa được cho phép. Cụ thể vào năm 2017 ca sĩ Noo Phước Thịnh phát hành bài hát cùng với video ca nhạc “Chạm khẽ tim anh một chút thôi”. Dự án này được đầu tư rất lớn nhưng không ngờ dự án này mang đến cho nam ca sĩ khá nhiều rắc rối, cho đến một năm sau khi phát hành anh vẫn chưa thể giải quyết được.
Cụ thể, trong một phân cảnh trong video, phía sản xuất ca khúc đã sử dụng một đoạn nhạc chưa được sự cho phép của đơn vị giữ bản quyền. Sau đó nhạc sĩ nắm quyền sở hữu ca khúc The Way mà sản phẩm âm nhạc của nam ca sĩ đã sử dụng gửi đơn khởi kiện đến
Chủ sở hữu bài hát yêu cầu phía Noo Phước Thịnh công khai xin lỗi, bồi thường 500 triệu đồng thiệt hại vật chất, 50 triệu đồng thiệt hại tinh thần và 300 triệu chi phí thuê luật sư. Tổng cộng, Noo Phước Thịnh phải chi trả 850 triệu đồng nếu muốn giải quyết dứt điểm vụ việc.
Không những vậy anh còn phải xóa bỏ sản phẩm âm nhạc khỏi tất cả các nền tảng phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Chỉ vì không cẩn thận trong khâu hậu kỳ và không am hiểu pháp luật nên nam ca sĩ đã phải chịu tổn thất rất lớn.
Đây có thể xem là ví dụ điển hình cho việc sử dụng sản phẩm âm nhạc của người khác mà không xin phép.
4. Các yếu tố xâm phạm bản quyền tác giả:
Để có thể làm căn cứ quy định việc một tác phẩm có bị xem là xâm phạm bản quyền hay không, ta cần phải nắm rõ những yếu tố xâm phạm bản quyền tác giả.
Căn cứ theo khoản 1, Điều 7 Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
Yếu tố xâm phạm quyền tác giả có thể thuộc một trong các dạng sau đây:
– Bản sao tác phẩm được tạo ra một cách trái phép;
– Tác phẩm phái sinh được tạo ra một cách trái phép;
– Tác phẩm giả mạo tên, chữ ký của tác giả, mạo danh hoặc chiếm đoạt quyền tác giả;
– Phần tác phẩm bị trích đoạn, sao chép, lắp ghép trái phép;
– Sản phẩm có gắn thiết bị kỹ thuật bảo vệ quyền tác giả bị vô hiệu hoá trái phép.
Sản phẩm có yếu tố xâm phạm quy định tại khoản này bị coi là sản phẩm xâm phạm quyền tác giả.
Để xác định một tác phẩm nghệ thuật, cụ thể hơn là một sản phẩm âm nhạc, một bài hát có được xem là vi phạm bản quyền hay không cần thực hiện việc phân tích, so sánh giữa tác phẩm gốc và tác phẩm giả mạo.
5. Loại tác phẩm nào tuân theo bản quyền:
Bản quyền tác giả được cấp cho người đã sáng tạo ra sản phẩm đó. Tại đây họ có tất cả các quyền sử dụng, sở hữu và định đoạt đối với tác phẩm của mình. Vậy những loại sản phẩm nào có đủ điều kiện để bảo vệ bản quyền:
– Tác phẩm nghe nhìn, chẳng hạn như chương trình truyền hình, phim và video trực tuyến
– Bản ghi âm thanh và bản soạn nhạc
– Tác phẩm viết, chẳng hạn như các bài giảng, bài báo, sách và bản soạn nhạc
– Tác phẩm trực quan, chẳng hạn như bức tranh, áp phích và quảng cáo
– Trò chơi video và phần mềm máy tính
– Tác phẩm kịch chẳng hạn như kịch và nhạc
6. Những hành vi vi phạm bản quyền tác giả:
Căn cứ theo Điều 28
– Xâm phạm quyền nhân thân quy định tại Điều 19 của Luật này.
– Xâm phạm quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.
– Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ quy định tại các điều 25, 25a và 26 của Luật này.
– Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu biện pháp công nghệ hữu hiệu do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình nhằm thực hiện hành vi quy định tại Điều này và Điều 35 của Luật này.
– Sản xuất, phân phối, nhập khẩu, chào bán, bán, quảng bá, quảng cáo, tiếp thị, cho thuê hoặc tàng trữ nhằm mục đích thương mại các thiết bị, sản phẩm hoặc linh kiện, giới thiệu hoặc cung cấp dịch vụ khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị, sản phẩm, linh kiện hoặc dịch vụ đó được sản xuất, sử dụng nhằm vô hiệu hóa biện pháp công nghệ hữu hiệu bảo vệ quyền tác giả.
– Cố ý xóa, gỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
– Cố ý phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng, truyền đạt hoặc cung cấp đến công chúng bản sao tác phẩm khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền đã bị xóa, gỡ bỏ, thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
– Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định để được miễn trừ trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian quy định tại khoản 3 Điều 198b của Luật này.