Ngày nay, người tiêu dùng luôn sử dụng những thực phẩm tươi sống để đảm bảo dinh dưỡng cho mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, có một số cơ sở đang kinh doanh thực phẩm tươi sống lại không đảm bảo. Vậy vi phạm an toàn thực phẩm kinh doanh thực phẩm tươi sống xử lý thế nào
Mục lục bài viết
- 1 1. Khái niệm an toàn thực phẩm cho thực phẩm tươi sống:
- 2 2. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống:
- 3 3. Vi phạm an toàn thực phẩm kinh doanh thực phẩm tươi sống:
- 3.1 3.1. Vi phạm quy định trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thủy sản:
- 3.2 3.2. Vi phạm quy định trong sản xuất, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật tươi sống sử dụng làm thực phẩm:
- 3.3 3.3. Vi phạm quy định trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật:
1. Khái niệm an toàn thực phẩm cho thực phẩm tươi sống:
Theo quy định Luật an toàn thực phẩm thì vệ sinh an toàn thực phẩm là việc đảm bảo thực phẩm kinh doanh không gây hại cho sức khoẻ; tính mạng người sử dụng, luôn luôn bảo đảm thực phẩm kinh doanh không bị hư hong, không chứa các tác nhân vật lý, hoá học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh mà khi sử dụng có thể gây hại cho sức khoẻ con người.
Thực phẩm tươi sống được hiểu là thực phẩm chưa được qua khâu qua chế biến bao gồm thịt, rau, củ, quả tươi trứng, cá, thuỷ hải sản và các thực phẩm khác chưa qua chế biến.
2. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống:
Để đảm bảo hoạt động kinh doanh thực phẩm thì cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
– Cơ sở hoạt động kinh doanh phải tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với những dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, điều kiện về bảo đảm an toàn trong bảo quản, vận chuyển thực phẩm quy định tại các điều 18, 20 và 21 của Luật An toàn thực phẩm 2010;
– Đảm bảo và duy trì vệ sinh nơi thực hiện kinh doanh.
– Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm quy định cụ thể về điều kiện để bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống.
3. Vi phạm an toàn thực phẩm kinh doanh thực phẩm tươi sống:
3.1. Vi phạm quy định trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thủy sản:
Hiện nay, theo quy định tại Điều 11
– Đối với tổ chức thực hiện hành vi bảo quản, vận chuyển, khai thác các loài thủy sản có xuất xứ từ cơ sở nuôi cấm thu hoạch, vùng nuôi thủy sản cấm thu hoạch thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng;
– Đối với tổ chức thực hiện hành vi thu gom, sơ chế các loài thủy sản có xuất xứ từ cơ sở nuôi cấm thu hoạch, vùng nuôi thủy sản cấm thu hoạch thì bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
– Đối với tổ chức thực hiện hành vi thuê người khác vận chuyển, khai thác các loài thủy sản có xuất xứ từ cơ sở nuôi cấm thu hoạch, vùng nuôi thủy sản cấm thu hoạch thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
– Đối với tổ chức thực hiện hành vi chế biến thủy sản có xuất xứ từ cơ sở nuôi cấm thu hoạch, vùng nuôi thủy sản cấm thu hoạch thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
– Đối với những hành vi đưa tạp chất vào thủy sản để sản xuất, kinh doanh, hoặc sử dụng thủy sản có tạp chất do được đưa vào hoặc có chất bảo quản cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng, phạt tiền theo một trong các mức sau:
+ Đối với tổ chức thực hiện hành vi trực tiếp đưa tạp chất vào thủy sản thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
+ Đối với tổ chức thực hiện hành vi tổ chức đưa tạp chất vào thủy sản; sơ chế, chế biến thủy sản có chứa tạp chất do được đưa vào hoặc thực hiện các hoạt động thu gom, vận chuyển, bảo quản thủy sản có tạp chất do được đưa vào để sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, trừ hành vi trực tiếp đưa tạp chất vào thủy sản hoặc sử dụng thủy sản có tạp chất do được đưa vào để sản xuất, chế biến thực phẩm thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng;
+ Đối với tổ chức thực hiện hành vi sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thủy sản có chất bảo quản là chất, hóa chất cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
+ Đối với tổ chức khi thực hiện hành vi trên trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm.
– Phạt tiền đối với những hành vi khai thác, bảo quản, chế biến, thu gom, sơ chế, kinh doanh các loài thủy sản có độc tố tự nhiên theo một trong các mức sau:
+ Đối với tổ chức thực hiện hành vi cố ý khai thác loài thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người bị cấm dùng làm thực phẩm theo quy định của pháp luật thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng;
+ Đối với tổ chức thực hiện hành vi vận chuyển thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với tổ chức đối với hành vi trên trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;
+ Đối với tổ chức thực hiện hành vi thuê người khác vận chuyển thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với tổ chức khi hành vi trên trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
+ Đối với tổ chức thực hiện hành vi thu gom, sơ chế, bảo quản, chế biến, kinh doanh các loài thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người dùng làm thực phẩm, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với tổ chức khi hành vi trên trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng .
Ngoài những biện pháp phạt tiền thì cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống có thực hiện hình thức xử phạt bổ sung như sau:
– Dựa vào hành vi cụ thể để áp dụng hình phạt bổ sung, có thể tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 04 tháng đến 06 tháng đối với vi phạm hoặc hoặc đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng
– Tịch thu tang vật đối với vi phạm .
– Buộc thực hiện khắc phục hậu quả bằng việc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế thực phẩm hoặc buộc tiêu hủy lô hàng thủy sản không đảm bảo an toàn thực phẩm .
3.2. Vi phạm quy định trong sản xuất, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật tươi sống sử dụng làm thực phẩm:
Theo quy định tại Điều 12
– Đối với hành vi kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật trên cạn bị ôi thiu, biến đổi màu sắc, mùi vị.thì bị phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị thực phẩm vi phạm
– Đối với hành vi kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật trên cạn bị ô nhiễm vi sinh vật; tồn dư chất, hóa chất vượt giới hạn theo quy định của pháp luật thì bị phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần giá trị thực phẩm vi phạm .
– Thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả như buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế thực phẩm hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm.
3.3. Vi phạm quy định trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật:
Căn cứ tại Điều 13 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật cụ thể như sau:
– Cơ sở hoạt động kinh doanh thực phẩm doanh nghiệp thực hiện một trong các hành vi sau đây thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng cụ thể như sau:
+ Cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống không có quy định nội bộ về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất;
+ Cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống không tiến hành thực hiện đánh giá nội bộ ít nhất mỗi năm một lần theo quy định của pháp luật.
– Đối với hành vi sơ chế, chế biến thực phẩm mà không có các quy trình kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào và sản phẩm cuối cùng thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng .
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật An toàn thực phẩm 2010;
– Nghị định 115/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống ;