Giao dịch dân sự là một trong những nội dung đáng chú ý theo quy định của Bộ luật dân sự. Vậy giao dịch dân sự có điều kiện là gì? Ví dụ về giao dịch dân sự có điều kiện? Cùng tìm hiểu nội dung này dưới bài viết sau đây:
Mục lục bài viết
1. Khái quát về giao dịch dân sự có điều kiện:
Giao dịch dân sự là một trong những vấn đề phổ biến và quan trọng trong lĩnh vực dân sự bởi đây là phương tiện hữu hiệu để thỏa mãn quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể cũng là một trong những nội dung quan trọng được quy định trong Bộ luật dân sự. Theo quy định của
Việc công nhận giao dịch dân sự có điều kiện nhằm đáp ứng việc xã hội ngày càng phát triển, các giao dịch dân sự trong đời sống diễn ra ngày càng đa dạng phức tạp. Vậy hiểu như thế nào là giao dịch dân sự có điều kiện? bài viết sau sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại giao dịch này.
2. Giao dịch dân sự là gì?
Theo quy định tại điều 116 của Bộ luật dân sự 2015: ” Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự“
Giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lý làm phát sinh hậu quả pháp lý. Hậu quả của việc xác lập giao dịch dân sự là làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Tùy từng giao dịch cụ thể mà làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. Giao dịch là hành vi có ý thức của chủ thể nhằm đạt được mục đích nhất định, cho nên giao dịch dân sự là hành vi mang tính ý chí của chủ thể tham gia giao dịch, với những mục đích và động cơ nhất định
Giao dịch dân sự phải là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí. Thiếu sự thống nhất này, giao dịch dân sự có thể bị tuyên bố là vô hiệu hoặc sẽ vô hiệu. Điều này không chỉ đúng với cá nhân mà đúng cả với pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Bởi khi xác lập giao dịch dân sự các chủ thể này đều thông qua người đại diện. Người đại diện thể hiện ý chí của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác trong phạm vi thẩm quyền đại diện
Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch. Mục đích của giao dịch chính là hậu quả pháp lý sẽ phát sinh từ giao dịch mà các ben mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch
Điều kiện có hiệu lực giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Về hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
3. Giao dịch dân sự có điều kiện là gì?
Căn cứ theo quy định của điều 120 Bộ luật dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự có điều kiện như sau:
“Điều 120. Giao dịch dân sự có điều kiện
1. Trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ.
2. Trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; trường hợp có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên cố ý thúc đẩy cho điều kiện xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra”
Giao dịch dân sự có điều kiện là giao dịch mà hiệu lực của nó phát sinh hoặc hủy bỏ phụ thuộc vào sự kiện nhất định. Sự kiện được coi là điều kiện của giao dịch do chính người xác lập giao dịch định ra và phải là sự kiện thuộc về tương lai. Sự kiện này phải hợp pháp, có thể xảy ra hoặc không xảy ra và không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các chủ thể trong giao dịch
Giao dịch có thể xác lập với điều kiện phát sinh hoặc điều kiện hủy bỏ, Giao dịch vó điều kiện phát sinh là giao dịch đã được xác lập nhưng chỉ phát sinh hiệu lực khi có sự kiện được coi là điều kiện xảy ra. Giao dịch có điều kiện hủy bỏ là giao dịch được xác lập và phát sinh hiệu lực nhưng khi có sự kiện là điều xảy ra thì giao dịch bị hủy bỏ.
Trong trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở của một bên hoặc của người thứ ba thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; nếu có sự tác động của một bên hoặc của người thứ ba cố ý thúc đẩy cho điều kiện để làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra.
Ví dụ 1: A hứa thưởng cho B một chiếc xe máy nếu B đỗ đại học. Trong trường hợp B đỗ đại học thì xảy ra hậu quả pháp lý là A sẽ thưởng cho B một chiếc xe máy. Nếu B không đỗ đại học thì hậu quả pháp lý sẽ không xảy ra.
Ví dụ 2. Ông Nguyễn Văn A và ông Trần Văn B thường trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông A có một căn nhà ở 89 Tô Vĩnh Diện, quận Thanh Xuân, có mặt bằng thuận lợi cho việc kinh doanh đang để trống. Cong gái ông A hiện đang du học nước ngoài, có nguyện vọng học xong sẽ quay trở về sinh sống ở đây. Ông B có nguyện vọng xin thuê lại căn nhà của ông A để làm mặt bằng kinh doanh hiệu thuốc. Hai bên thỏa thuận với nhau trong hợp đồng ông A cho ông B thuê căn nhà với giá 40 triệu đồng/ tháng trong vòng 2 năm. Tuy nhiên, đến khi con gái ông A học xong trở về dù chưa hết hợp đồng ông b vẫn bắt buộc phải trả lại nhà cho ông A vô điều kiện
Ngoài ra hợp đồng còn có các nội dung khác phù hợp với quy định của hợp đồng thuê nhà. Hợp đồng được ký kết và có hiệu lực ngày 1/4/2019. Đến ngày 4/4 /2020 con gái của ông A về nước, ông B trả lại căn nhà nguyên trạng cho ông B, hợp đồng chấm dứt hiệu lực pháp luật
4. Ví dụ về giao dịch dân sự có điều kiện:
Tóm tắt câu hỏi:
Cháu không hiểu lắm về giao dịch dân sự có điều kiện, luật sư có thể lấy cho cháu một tình huống về giao dịch dân sự có điều kiện được không ạ? Nêu các yếu tố mà điều kiện trong tình huống phải thỏa mãn được không ạ? Cháu xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Điều 120 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về giao dịch dân sự có điều kiện như sau:
“1. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ.
2. Trong trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở của một bên hoặc của người thứ ba thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; nếu có sự tác động của một bên hoặc của người thứ ba cố ý thúc đẩy cho điều kiện để làm phát sinh hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra”.
Khi thực hiện giao dịch dân sự, các bên xác định là giao dịch dân sự đó chỉ phát sinh hoặc chấm dứt hiệu lực khi xảy ra một sự kiện nhất định. Các giao dịch đó gọi là “giao dịch dân sự có điều kiện”. Các điều kiện đó dự liệu khả năng có thể xảy ra nhưng không chắc chắn xảy ra trong tương lai. Giao dịch dân sự có thể được xác lập với điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ.
Ví dụ 1: A hứa thưởng cho B một chiếc điện thoại iphone 6+ nếu B dành được học bổng loại giỏi học kỳ I. Trong trường hợp B dành được học bổng loại giỏi học kỳ I thì phát sinh hậu quả pháp lý là B sẽ được A thưởng cho một chiếc iphone 6 plus. Nếu B dành được học bổng loại giỏi học kỳ I thì hậu quả pháp lý này không xảy ra.
Trong trường hợp trên là giao dịch dân sự có điều kiện phát sinh(B dành được học bổng loại giỏi học kỳ I), việc xảy ra điều kiện đó sẽ làm phát sinh hiệu lực của giao dịch( A tặng B một chiếc iphone 6 plus). Ngoài ví dụ trên bạn có thể lấy ví dụ về giao dịch có điều kiện hủy bỏ là giao dịch trong đó việc xảy ra điều kiện đó sẽ bị hủy bỏ hiệu lực của giao dịch.
Khi xác lập và thực hiện giao dịch, các điều kiện của giao dịch thường do các chủ thể của giao dịch dân sự lập ra. Bên cạnh đó cũng có một số trường hợp, pháp luật quy định một số yêu cầu bắt buộc mà nếu các chủ thể không tuân thủ thì sẽ làm giao dịch trở nên vô hiệu,
Tuy nhiên, nếu một trong các chủ thể của giao dịch dân sự có hành vi ngăn cản không cho các điều kiện đó xảy ra, hoặc có hành vi thúc đẩy cho điều kiện đó nhanh chóng xảy ra để không thực hiện nghĩa vụ, thì cũng không làm phát sinh hoặc chấm dứt hậu quả pháp lý của dân sự. Đồng thời, pháp luật không cho phép thực hiện những giao dịch dân sự có điều kiện, nếu điều kiện đó xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích của người khác.
Như vậy có thể kết luận được, giao dịch dân sự có điều kiện là các giao dịch dân sự phát sinh có hiệu lực khi có hành vi giao kết diễn ra mà không chịu sự tác động của các yếu tố điều kiện do các bên chủ thể quy định tính có hiệu lực pháp lý của hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương.