Nhằm giúp các bạn học sinh có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng mình gửi đến bạn đọc bài viết Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài Cảnh ngày hè hay nhất. Cùng tham khảo bài viết của chúng mình nhé.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài Cảnh ngày hè hay nhất:
1.1. Mở bài:
– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi và bài thơ Cảnh ngày hè
– Khái quát vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài Cảnh ngày hè
1.2. Thân bài:
* Nguyễn Trãi – một tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm.
– Bức tranh thiên nhiên mùa hạ mà Nguyễn Trãi vẽ rất sống động
→ Bức tranh thiên nhiên cuối hạ nhưng không héo úa, khô khốc mà vô cùng rực rỡ, sống động, tràn đầy sức sống.
– Tâm hồn Nguyễn Trãi:
Nguyễn Trãi hẳn đã yêu và say mê cảnh vật thiên nhiên rất nhiều nên mới có những khám phá tinh tế, kỳ diệu như vậy.
Nguyễn Trãi có một tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, nhạy cảm
* Nguyễn Trãi – một tâm hồn luôn gắn bó với cuộc sống làng quê.
– Một bức tranh cuộc sống sống động, phong phú
Nguyễn Trãi yêu cảnh làng quê, yêu cuộc sống nơi thôn dã
Ông quan tâm đến cuộc sống của những người dân làng cần cù lao động nên có thể chú ý và lắng nghe những âm thanh đó.
* Nguyễn Trãi – một tâm hồn trĩu nặng tình người, tình đất nước
→ Một tâm hồn nhàn nhã, vô tư
– Cuối bài thơ, Nguyễn Trãi bày tỏ cảm xúc của mình
→ Niềm vui, hạnh phúc của Nguyễn Trãi khi được sống ở quê nhà cùng dân làng.
→ Thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc nơi quê nhà. Đó là khát vọng của một con người luôn suy nghĩ, trăn trở, và toàn tâm toàn ý hướng về quê hương
→ Không chỉ khát khao một cuộc sống hạnh phúc, no đủ ở quê nhà, Nguyễn Trãi còn mong muốn một cuộc sống hiện hữu khắp mọi nơi trên đất nước.
→ Một tấm lòng vì nước, thương dân, lo cho vận mệnh dân tộc
⇒ Ngay cả trong những phút giây thanh bình, hiếm có trong cuộc đời, Nguyễn Trãi vẫn mang trong mình một tấm lòng nặng trĩu vì dân, vì nước, vì gia đình chứ không phải vì bản thân
1.3. Kết bài:
Nêu cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ
2. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài Cảnh ngày hè hay nhất:
Nguyễn Trãi để lại nhiều tác phẩm vô giá trong nền văn học nước nhà. Trong số đó, “Cảnh ngày hè” là bài thơ số 43 trong cụm thơ “Bảo kính cảnh giới” trong “Quốc âm thi tập” cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp trong tâm hồn của nhà thơ.
Trước hết, vẻ đẹp trong tâm hồn nhà thơ được thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống với hình ảnh thiên nhiên và cuộc sống trong cảnh mùa hè được miêu tả sống động.
Câu thơ mở đầu, đọc lên nghe rất êm dịu, gợi đến một cuộc sống thanh bình, nhàn nhã: “Rồi hóng mát thuở ngày trường”. Từ “rồi” ở đây có nghĩa là sự rảnh rỗi và an nhàn. Sự rảnh rỗi được miêu tả bằng từ “ngày trường” có nghĩa là một ngày dài, ngồi “hóng mát” – một hoạt động thanh bình, yên tĩnh, nhàn nhã. Từ đó, ta thấy được tâm thế nhàn nhã, thảnh thơi của tác giả. Nguyễn Trãi luôn bận rộn với cuộc sống, luôn tận tụy với đất nước, ngay lúc này là những giây phút ông tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống.
Nhờ đó, ông gần gũi với thiên nhiên hơn. Bức tranh ngày hè hiện lên với hình ảnh một ngày hè rực rỡ:
“Hoè lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
Nhà thơ cảm thấy say mê, thích thú trước vẻ đẹp của thiên nhiên mùa hè. Cây hoa hòe có sức sống, tán lá xanh bao phủ cả không gian. Cùng với sắc đỏ của cây lựu tô điểm thêm cho cảnh vật. Hương thơm ngát của hoa sen bay theo gió. Tác giả sử dụng các động từ: “rợp, đùn, tiễn” để người đọc cảm nhận được cảm giác sức sống nguyên sơ của cảnh mùa hè. Không chỉ là bức tranh thiên nhiên, mà đó còn là bức tranh về cuộc sống, con người:
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
Nhà thơ rất khéo léo trong việc sử dụng nhiều từ Hán Việt như “ngư phủ, cầm ve, tịch dương” kết hợp nhuần nhuyễn với các từ tiếng Việt như “lao xao”, dắng dỏi” tạo nên vẻ đẹp vừa mộc mạc, giản dị, vừa thanh thoát, trang nghiêm. Đó là âm thanh từ phiên chợ cá, của tiếng réo rắt theo mỗi lần hè về. Âm thanh của một cuộc sống thanh bình.
Không chỉ dừng lại ở đó, vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ được thể hiện qua lòng yêu nước, yêu dân sâu sắc:
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”
Nguyễn Trãi mượn ẩn dụ từ cây đàn của Ngu Thuấn để diễn tả nỗi niềm khao khát, mong ước của mình. Ông mong muốn có một cây đàn để thổi khúc “Nam Phong” để muôn dân “đủ giàu” – ấm no, sung túc, hạnh phúc. Đó chính là vẻ đẹp trong tâm hồn Nguyễn Trãi. Dù trong hoàn cảnh nào, ông vẫn mang trong mình một nỗi niềm nặng trĩu với dân, với nước.
Tóm lại, bài thơ “Cảnh ngày hè” đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về sự tinh tế trong tâm hồn Nguyễn Trãi – một con người luôn nặng trĩu với dân, với nước. Tình cảm đẹp đẽ trong tâm hồn nhà thơ đã hiện lên thật sự sâu lắng, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
3. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài Cảnh ngày hè y nghĩa nhất:
“Cảnh ngày hè” – Nguyễn Trãi là một bài thơ ấn tượng, qua đó, bạn đọc sẽ cảm nhận được vẻ đẹp trong tâm hồn nhà thơ.
Trước đó là vẻ đẹp của tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống trong cảnh mùa hạ. Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh nhà thơ Nguyễn Trãi ngồi dưới bóng cây, như đang thực sự tận hưởng làn gió mát. Cả câu thơ không còn đơn thuần là hình ảnh Nguyễn Trãi ngồi tận hưởng làn gió mát, mà nó còn thổi bùng lên những cảm xúc, suy nghĩ của tác giả, ông nghĩ rằng mình đang tận hưởng làn gió mát suốt ngày dài. Một xã hội suy yếu, những mong muốn, ý chí của tác giả đã bị kìm nén, không thể làm gì khác, ông đành phải từ chức để sống ẩn dật. Nhà thơ dành cả ngày “hóng mát” để vơi đi nỗi buồn, gánh nặng trên vai. Sống hòa mình với thiên nhiên, Nguyễn Trãi đã tinh tế khám phá ra vẻ đẹp trong sáng không thể xuất hiện trong triều đình, cung cấm đầy rẫy những lời thị phi.
Chỉ cần vài nét vẽ, bức tranh đồng quê hiện lên tươi tắn, hài hòa. Cây cối trước sân, cây cối dưới ao đều tràn đầy sức sống, đua nhau khoe sắc, tỏa hương. Cây hòe tán xanh xòe rộng, cây lựu nở hoa đỏ thắm, hoa sen hồng tỏa hương. Sức sống trong cây bùng nổ trên cành, lá, hoa. Cây đổ bóng xuống đất, tỏa bóng mát vào tâm hồn nhà thơ.
Nếu bốn câu thơ trên, Nguyễn Trãi miêu tả vạn vật tràn đầy sức sống thì trong hai câu thơ tiếp theo là chuỗi âm thanh bình yên của đồng quê cùng hình ảnh con người hiện ra:
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
Nhà thơ khéo léo kết hợp các từ tượng thanh “lao xao” đặt trước hình ảnh chợ cá làm nổi bật không khí nhịp nhàng của làng chài. Tiếng ve sầu buổi chiều thường buồn, nhưng với nhà thơ giây phút này, nó trở thành tiếng đàn tranh, khiến tâm trạng nhà thơ phấn chấn.
Nguyễn Trãi trực tiếp diễn tả nỗi buồn của mình ở hai câu thơ cuối. Đó là một giấc mơ Ngưu Thuấn. Đó là giấc mơ muôn thuở của những con người Phương Đông sống trong thời trung đại cổ. Qua giấc mơ, nhà thơ thầm mong muốn đất nước tìm được một vị vua sáng suốt để cuộc sống của nhân dân ấm no, hạnh phúc, không phải chịu đói nghèo, cực khổ.
Vì vậy, khi đọc tác phẩm “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi, người đọc không chỉ cảm nhận được bức tranh thiên nhiên, cuộc sống trong cảnh mùa hè mà qua đó còn bộc lộ vẻ đẹp nổi bật hơn đó chính là vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn nhà thơ.