Hiện nay, văn phòng đại diện công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong việc xúc tiến hợp tác các dự án trong lĩnh vực chứng khoán. Vậy, hoạt động của văn phòng đại diện công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam được quy định ra sao? Quy định về thời gian để thông báo xác thực hoạt động?
Mục lục bài viết
- 1 1. Hoạt động của văn phòng đại diện công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam:
- 2 2. Tên văn phòng đại diện công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam:
- 3 3. Thời gian để văn phòng đại diện công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam thông báo xác thực hoạt động:
- 4 4. Văn phòng đại diện công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam có nghĩa vụ báo cáo lưu trữ hồ sơ không?
1. Hoạt động của văn phòng đại diện công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam:
1.1. Văn phòng đại diện công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam được hiểu ra sao?
Văn phòng đại diện công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ ở nước ngoài. Văn phòng đại diện công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam sẽ không có tư cách như một pháp nhân độc lập, quá thành thành lập phải theo quy định của pháp luật Việt Nam. Người đứng đầu văn phòng đại diện chính là trưởng văn phòng đại diện công ty chứng khoán công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam.
1.2. Phạm vi hoạt động quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam:
1.2.1. Về phạm vi hoạt động:
+ Văn phòng hoạt động được thành lập tại Việt Nam sẽ thực hiện các chức năng liên lạc và nghiên cứu thị trường để đề ra phương hướng phát triển;
+ Có trách nhiệm trong việc xúc tiến xây dựng các dự án hợp tác trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán tại khu vực Việt Nam;
+ Trong những hợp đồng thỏa thuận đã ký kết giữa công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài với các tổ chức kinh tế của Việt Nam thì có trách nhiệm thúc đẩy và giám sát thực hiện những hợp đồng đó;
+ Dự án được tài trợ tại các công ty chứng khoán, công ty quản lý quản lý quỹ nước ngoài thì cũng phải tiến hành thúc đẩy giám sát những dự án này tại Việt Nam;
Đáng lưu ý: Văn phòng đại diện công ty nước chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam sẽ không có thẩm quyền thực hiện các hoạt động kinh doanh chứng khoán.
1.2.2. Quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam:
– Để phục vụ cho quá trình hoạt động tại thị trường Việt Nam thì văn phòng đại diện công ty chứng khoán được mở tài khoản bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng thương mại được phép hoạt động kinh doanh ngoại hối tại lãnh thổ Việt Nam.
Tài khoản ngoại tệ này sẽ bị giới hạn nhất định, chỉ được sử dụng vào trong hoạt động của văn phòng đại diện. Văn phòng đại diện phải tuân thủ về việc mở, sử dụng và đóng tài khoản theo quy định pháp luật có liên quan;
– Trong quá trình hoạt động, văn phòng đại diện này được tuyển dụng những người lao động tại Việt Nam và lao động nước ngoài có trình độ vào làm việc theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Quá trình sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại văn phòng đại diện tại Việt Nam phải đảm bảo những điều kiện và thủ tục nhất định cụ thể
+ Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tuyển dụng người lao động nước ngoài làm việc thì phải tiến hành thông báo cho Ủy ban chứng khoán nhà nước về việc sử dụng người lao động này, cùng với đó phải kèm theo những văn bản xác nhận sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà
– Văn phòng đại diện được phép sử dụng dấu riêng trong quá trình hoạt động của mình và chỉ được sử dụng dấu này trong văn bản giao dịch thuộc quyền hạn và chức năng của văn phòng đại diện;
– Trên thực tế, văn phòng đại diện chỉ được thực hiện những hoạt động theo nội dung và trong thời hạn hoạt động quy định tại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện; những hoạt động kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam thì văn phòng đại diện cũng không có thẩm quyền được thực hiện. Ngoài ra, cũng không được thực hiện việc quản lý tài sản, quản lý vốn đầu tư cho các nhà đầu tư. Trường hợp này áp dụng cả đối với phần vốn đầu tư của công ty mẹ tại Việt Nam và các hoạt động kinh doanh chứng khoán khác tại Việt Nam.
1.3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động:
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 78 Luật chứng khoán 2019 quy định như sau: Ủy ban chứng khoán nhà nước sẽ là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động; Đồng thời, thực hiện quản lý giám sát hoạt động của văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam.
2. Tên văn phòng đại diện công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam:
Để văn phòng đại diện công ty chứng khoán nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam thì về vấn đề tên gọi cũng là một trong những yếu tố quan trọng được nhà nước quy định.Ttại khoản 1 Điều 5 Thông tư 97/2020/TT-BTC như sau:
– Quy định về chữ cái trong văn phòng đại diện, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam: thì các chữ trong tên gọi phải nằm trong bảng chữ cái tiếng Việt các chữ cái F, J ,Z ,W, chữ số và các ký hiệu;
– Việc đặt tên Văn phòng đại diện, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải thực hiện tuân thủ theo các nguyên tắc được đề ra như sau:
+ Tên phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm
+ Về cách sắp xếp theo thứ tự tên văn phòng đại diện: văn phòng đại diện- tên công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài – tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Chi nhánh khi được đặt tên thì phải đảm bảo thứ tự ” chi nhánh- tên công ty chứng khoán công ty, quản lý quỹ nước ngoài – tại Việt Nam”;
– Yêu cầu tên gọi của văn phòng đại diện, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam bắt buộc phải gắn tại trụ sở văn phòng đại diện, chi nhánh.
3. Thời gian để văn phòng đại diện công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam thông báo xác thực hoạt động:
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 97/2020/TT-BTC quy định về ngày chính thức hoạt động của văn phòng đại diện, công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam như sau:
– Trong vòng 15 ngày kể từ ngày chính thức hoạt động thì văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải tiến hành gửi lên Ủy ban chứng khoán nhà nước thông báo hoạt động của mình;
– Việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản với mẫu quy định tại phụ lục năm ban hành kèm theo Thông tư này; kèm theo đó là những tài liệu đã xác thực hoàn tất mọi công bố thông tin hoạt động theo quy định của luật chứng khoán.
Như vậy, những văn phòng đại diện công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam được thành lập phải tuân thủ đúng về thời hạn thông báo đến cơ quan có thẩm quyền trong vòng 15 ngày.
4. Văn phòng đại diện công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam có nghĩa vụ báo cáo lưu trữ hồ sơ không?
Việc báo cáo lưu trữ hồ sơ là một trong những nghĩa vụ bắt buộc của văn phòng đại diện công ty chứng khoán nước ngoài đặt tại Việt Nam. Cứ theo Điều 12 Thông tư 97/2020/TT- BTC đã quy định rõ về vấn đề này cụ thể như sau:
– Việc
Ủy ban chứng khoán nhà nước là cơ quan tiếp nhận báo cáo và xem xét. Nội dung báo cáo được thực hiện theo mẫu quy định tại phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
– Quy định về thời hạn nộp các báo cáo định kỳ:
+ Thứ nhất, đối với báo cáo Quý: quá trình thực hiện nghĩa vụ báo cáo phải hoàn thành trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày kết thúc Quý;
+ Thứ hai, đối với những báo cáo năm: Thời hạn được kéo dài hơn đối với báo cáo quý và phải được thực hiện trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm đó;
– Việc báo cáo của các văn phòng đại diện công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo đúng thời hạn đã quy định.
Tuy nhiên, về thời gian chốt số liệu đối với báo cáo định kỳ quy định cũng phải tuân thủ những điều sau:
+ Đối với báo cáo quý thì thời gian để chốt số liệu với dạng báo cáo này tính từ ngày đầu tiên của quý báo cáo cho đến ngày cuối cùng của quý báo cáo đó;
+ Đối với báo cáo năm sẽ tiến hành chốt số liệu từ ngày 01 tháng 01 năm báo cáo đến ngày 31 tháng 12 năm báo cáo;
– Trường hợp ngoại lệ, khi văn phòng đại diện công ty chứng khoán công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam mới được thành lập và có thời gian hoạt động chưa đủ một kỳ báo cáo thì việc báo cáo vẫn diễn ra bình thường nhưng thời gian sẽ tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đến ngày cuối cùng của kỳ báo cáo đó;
– Đáng lưu ý: việc thực hiện báo cáo định kỳ phải gửi đến Ủy ban chứng khoán. Quá trình báo cáo này phải được thể hiện dưới hình thức Văn bản điện tử hoặc văn bản giấy để được lưu trữ.
– Văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm lưu trữ tại trụ sở đầy đủ, chính xác, kịp thời tất cả những tài liệu, hồ sơ cập nhật thông tin dữ liệu liên quan đến hoạt động của văn phòng đại diện. Bởi vì trong những trường hợp nhất định, Ủy ban chứng khoán nhà nước có thẩm quyền yêu cầu các văn phòng đại diện công ty chứng khoán công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải cung cấp các thông tin và giải trình về các vấn đề liên quan đến hoạt động của bản thân, cùng với đó cũng phải tiến hành giải trình hoạt động của công ty mẹ trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Chứng khoán 2019;
– Thông tư số 97/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam.