Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc vào doanh nghiệp, thực hiện các hoạt động ủy quyền xuất phát từ lợi ích của doanh nghiệp. Vậy văn phòng đại diện có phải nộp lệ phí môn bài hay không?
Mục lục bài viết
1. Văn phòng đại diện có phải nộp lệ phí môn bài không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 của Văn bản hợp nhất
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của
– Các doanh nghiệp thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật;
– Các tổ chức thành lập theo quy định của pháp luật về hợp tác xã;
– Các đơn vị sự nghiệp thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật;
– Các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội và các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;
– Các tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh trên thực tế;
– Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức nêu trên;
– Cá nhân và nhóm cá nhân hoặc hộ gia đình có thực hiện hoạt động sản xuất và kinh doanh trên thực tế.
Như vậy có thể nói, văn phòng đại diện của các tổ chức nêu trên sẽ phải có nghĩa vụ nộp lệ phí môn bài.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Công văn 1279/TCT-CS của Tổng cục Thuế về việc lệ phí môn bài, có quy định về lệ phí môn bài đối với văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh, theo đó văn phòng đại diện sẽ phải có nghĩa vụ nộp lệ phí môn bài trong các trường hợp sau:
– Văn phòng đại diện thực hiện hoạt động sản xuất và kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thì văn phòng đại diện đó sẽ phải nộp lệ phí môn bài;
– Văn phòng đại diện không tiến hành hoạt động sản xuất và kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thì văn phòng đại diện đó sẽ không phải nộp lệ phí môn bài.
Như vậy có thể nói, từ các quy định nêu trên đối với lệ phí môn bài của văn phòng đại diện, văn phòng đại diện, phải nộp lệ phí môn bài trong trường hợp văn phòng đại diện đó có tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ. Ngược lại, nếu như văn phòng đại diện không tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh các loại hàng hóa và dịch vụ thì văn phòng đại diện đó sẽ không phải nộp lệ phí môn bài.
2. Mức thu lệ phí môn bài đối với văn phòng đại diện:
Theo như phân tích nêu trên, nếu văn phòng đại diện có tiến hành các hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì văn phòng đại diện đó sẽ phải có nghĩa vụ nộp lệ phí môn bài theo quy định của pháp luật. Mức lệ phí môn bài đối với văn phòng đại diện hiện nay đang được quy định tại Điều 4 của Thông tư 302/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí môn bài (sau được sửa đổi tại Thông tư 65/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 302/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí môn bài), cụ thể như sau:
Mức thu lệ phí môn bài đối với các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể như sau:
– Tổ chức có vốn điều lệ hoặc tổ chức có vốn đầu tư trên 10.000.000.000 đồng thì mức đóng lệ phí môn bài theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ được xác định là 3.000.000 đồng/năm;
– Tổ chức có vốn điều lệ hoặc tổ chức có vốn đầu tư từ 10.000.000.000 đồng trở xuống thì mức đóng lệ phí môn bài theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 2.000.000 đồng/năm;
– Đối với chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức kinh tế khác thì mức thu lệ phí môn bài theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 1.000.000 đồng/năm.
Theo đó, mức thu lệ phí môn bài đối với các tổ chức sẽ căn cứ vào vốn điều lệ được quy định trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức đó hoặc ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc ghi trong điều lệ của hợp tác xã đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp không có vốn điều lệ thì sẽ căn cứ vào vốn đầu tư được quy định cụ thể trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc trong các văn bản quyết định chủ trương đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Các tổ chức nếu như có sự thay đổi vốn điều lệ hoặc thay đổi vốn đầu tư thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài. Trong trường hợp vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của các tổ chức được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư xác định bằng đơn vị ngoại tệ, thì sẽ thực hiện hoạt động quy đổi ra đơn vị đồng tiền Việt Nam, từ đó làm căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài theo tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại, của các tổ chức tín dụng nơi người nộp lệ phí môn bài mở tài khoản, tại thời điểm người nộp lệ phí môn bài nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
Theo như phân tích nêu trên thì có thể nói, mức thu lệ phí môn bài đối với các văn phòng đại diện hiện nay được xác định là 1.000.000 đồng/năm.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 44 của Văn bản hợp nhất Luật doanh nghiệp năm 2022 có quy định về văn phòng đại diện, văn phòng đại diện được xác định là các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền xuất phát từ lợi ích của doanh nghiệp và có trách nhiệm bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật sẽ không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, văn phòng đại diện được xem là đơn vị phụ thuộc của các doanh nghiệp, nếu như các văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh, không có thu nhập từ hoạt động mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì đồng nghĩa với việc, văn phòng đại diện đó cũng không cần phải phát hành và sử dụng hóa đơn. Văn phòng đại diện sẽ phải nộp hồ sơ kê khai thuế hằng năm đối với những loại thuế văn phòng đại diện phát sinh phải nộp hoặc phải nộp thay doanh nghiệp, các loại thuế không phát sinh thì văn phòng đại diện sẽ không cần phải nộp hồ sơ khai thuế. Đối với thuế môn bài, văn phòng đại diện sẽ phải chịu trách nhiệm nộp với mức là 1.000.000 đồng/năm.
3. Quy định về thời hạn nộp lệ phí môn bài:
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế (sau được sửa đổi tại Nghị định 91/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế), có quy định về thời hạn nộp lệ phí môn bài. Theo đó, thời hạn nộp lệ phí môn bài được xác định trọng nhất là vào ngày 30 tháng 01 hằng năm. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi từ hộ kinh doanh thì thời hạn nộp lệ phí môn bài theo quy định của pháp luật được tính là khi kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài (tức là năm thứ 04 chở đi cả từ năm thành lập doanh nghiệp). Cụ thể như sau:
– Trường hợp thời gian miễn lệ phí môn bài kết thúc trong khoảng thời gian 06 tháng đầu năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất được xác định là vào ngày 30 tháng 07 của năm kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài;
– Trong trường hợp thời gian biết lệ phí môn bài kết thúc trong khoảng thời hạn 06 tháng cuối năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài theo quy định của pháp luật được xác định trọng nhất là vào ngày 30 tháng 01 Của năm liền kề với năm hết thời gian miễn lệ phí môn bài.
Bên cạnh đó, đối với hộ kinh doanh hoặc cá nhân kinh doanh có thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh và tiếp tục hoạt động kinh doanh trở lại thì thời hạn nộp lệ phí môn bài được quy định cụ thể như sau:
– Nếu bắt đầu hoạt động kinh doanh trở lại trong khoảng thời gian 06 tháng đầu năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài được xác định trọng nhất là vào ngày 30 tháng 07 của năm bắt đầu hoạt động;
– Nếu bắt đầu hoạt động kinh doanh trở lại trong khoảng thời hạn 06 tháng cuối năm thì thời gian nộp lệ phí môn bài được xác định trọng nhất là vào ngày 30 tháng 01 của năm liền kề năm bắt đầu.
Theo đó thì có thể nói, cần phải tuân thủ thời hạn nộp lệ phí môn bài theo như phân tích nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 Luật Doanh nghiệp;
– Nghị định 139/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài;
– Nghị định 22/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài;
– Thông tư 302/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí môn bài;
– Thông tư 65/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 302/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí môn bài;
– Công văn 1279/TCT-CS của Tổng cục Thuế về việc lệ phí môn bài;
– Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và
– Thông tư 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Nghị định 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính;
– Nghị định 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế;
– Nghị định 91/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.